Nhiều sáng kiến, nhiều ý tưởng được áp dụng trong thực tế đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Việc nghĩ ra phương pháp tận thu mủ dây của tập thể cán bộ Nông trường Cồn Tiên (Gio Linh, Quảng Trị) đã làm giảm thất thoát xuống còn 5% so với cách khai thác thông thường lượng thất thoát lên đến 30%. Đây là một sáng kiến đáng ghi nhận và được biểu dương của tập thể đơn vị Nông trường Cồn Tiên. Đến nay, sáng kiến này đã được nhân rộng và sử dụng hiệu quả trên khắp địa bàn toàn tỉnh.
|
Công nhân đang cạo mủ với sáng kiến “dây dẫn mủ” |
Trong quá trình cạo mủ cao su, đặc biệt là những vườn cây chờ thanh lý, những vườn cây “cạo cao” (tức là những cây vết cạo mủ trên thân cây cách mặt đất trên 2 m) với cách thu hoạch mủ thông thường thì trong quá trình cạo lượng mủ bị thất thoát rất nhiều. Trước thực trạng của những vườn cây cao su tại nông trường phải thực hiện cạo cao, lượng mủ bị loang do ảnh hưởng của gió gây thất thoát lớn, tập thể cán bộNông trường Cồn Tiên đã ngày đêm trăn trở làm sao để khắc phục được nhược điểm này. Cuối cùng sáng kiến “dây dẫn mũ” trở thành giải pháp phù hợp và thiết thực nhất để rút ngắn thời gian cạo mủ và tận thu tốt nhất lượng mủ khai thác được.
Đầu năm 2007, ở những vườn cây cạo cao của Nông trường Cồn Tiên đã áp dụng sáng kiến này vào việc thu hoạch mủ, mang lại hiệu quả rất lớn làm giảm thất thoát lượng mũ rơi vãi. Với thiết kế đơn giản gồm 1 sợi dây ni-long mỏng, dài khoảng 3 m, 1 máng dẫn mủ được đính vào thân cây và đầu còn lại nối với dây ni-long để dẫn mủ, kèm với đó là dụng cụ chuyên dụng để bắn máng vào thân cây.
Việc áp dụng sáng kiến tận thu mủ dây đã đưa lại hiệu quả tức thì, làm tăng năng suất khai thác và rút ngắn được thời gian dẫn mũ vào bát (thời gian cạo). Ở những vườn cây cạo cao với cách thu hoạch mủ thông thường mất đến 7 giờ đồng hồ, khi áp dụng dây dẫn mủ thì chỉ mất 5 giờ. Đặc biệt, những lúc khai thác mũ gặp gió lớn, lượng mũ bị tạt ra ngoài, làm rơi vãi nhiều. Dây dẫn mũ đã làm giảm hẳn lượng mủ bị thất thoát này.
Anh Võ Xuân Minh, Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Nông trường Cồn Tiên cho biết: “Từ khi áp dụng sáng kiến tận thu mủ dây vào những vườn cây cạo cao đã làm giảm thất thoát đến gần tối đa trong việc khai thác mủ. Không những thế, giải pháp này còn được nhân rộng khắp toàn tỉnh”.
Sáng kiến của tập thể cán bộ Nông trường Cồn Tiên đã thu lại hiệu quả thực tiễn, đưa lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị, từ đó thu nhập của công nhân ngày càng tăng lên, giúp họ ổn định cuộc sống, tận tâm, tận tụy với công việc của mình. Hy vọng rằng, các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều sáng kiến trong sản xuất, kinh doanh nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được công ăn, việc làm cho người lao động và góp phần tích cực xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng phát triển.
Bài, ảnh: TRẦN KHÔI-KHÁNH VŨ
Đang truy cập: 27
Hôm nay: 5,272
Tổng lượt truy cập: 927,618