1. Đại đoàn kết dân tộc giữ vai trò
hàng đầu trong tư tưởng của Bác
Thống kê và phân tích những bài viết, bài nói của Bác đã được công bố trong Hồ Chí Minh toàn tập cho thấy Bác đã đề cập vấn đề đoàn kết trong 839 bài viết, chiếm tỷ lệ 43%; sử dụng từ đoàn kết, đại đoàn kết tới 1.809 lần. Trong đó có những bài được nhắc nhiều như: 16 lần trong “Sửa đổi lối làm việc”, 17 lần trong “Bài nói tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, 19 lần trong diễn văn kỷ niệm Quốc khánh 02-9-1957. Trong Di chúc, Bác đã sử dụng 8 lần từ đoàn kết với ba vấn đề: 1) Đại đoàn kết toàn dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 2) Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng. 3) Đoàn kết quốc tế, hữu nghị và hợp tác.

Tư tưởng đại đoàn kết của Bác thể hiện
nhất quán từ lý luận đến thực tiễn. Đại đoàn kết là một mục tiêu, một nhiệm
vụ hàng đầu của cách mạng. Nhiệm vụ ấy được quán triệt trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, thể hiện trong lời phát biểu của Bác khi ra mắt
Đảng Lao động Việt Nam ngày 03-3-1951, Bác đã tuyên bố trước toàn thể dân tộc:
“Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn
dân, phụng sự Tổ quốc ”.
Ngay từ khi tìm thấy con đường cứu
nước, Bác đã rất chú ý đặt nền móng cho sự hình thành Mặt trận dân tộc thống
nhất bằng việc tập hợp quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp
với từng giới, từng ngành nghề, lứa tuổi, tôn giáo và hơn nữa phù hợp với từng
thời kỳ phát triển của cách mạng. Là thực thể của tư tưởng, chiến lược đại đoàn
kết dân tộc, Mặt trận dân tộc thống nhất đã được xây dựng trên nền tảng liên
minh công, nông, trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quy tụ được cả dân tộc,
tập hợp được toàn dân kết thành một khối vững chắc.
Tại Đại hội thành lập Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ngày 10-9-1955, Bác khẳng định: "Lịch sử trong những năm qua đã
tỏ rõ lực lượng đoàn kết của nhân dân là vô địch. Mặt trận Việt Minh đã giúp
Cách mạng Tháng Tám thành công. Mặt trận thống nhất Việt Minh - Liên Việt đã
giúp kháng chiến thắng lợi. Chúng ta có thể tin chắc rằng: Với sự cố gắng của
mỗi người và sự ủng hộ của toàn dân, Mặt trận Tổ quốc sẽ làm tròn nhiệm vụ vẻ
vang là giúp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh". Phát biểu tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận
ngày 08-01-1962, Người chỉ rõ: “Chính sách mặt trận là một chính sách rất quan
trọng. Công tác mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác
cách mạng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to
lớn của cách mạng Việt Nam”.
2. Thực hiện tư tưởng của Bác, Đảng ta
xác định
Động lực chủ yếu để phát triển đất
nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân,
trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã
hội, phát huy mọi tiềm năng nguồn lực các thành phần kinh tế của toàn xã hội.
Đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân
lãnh đạo là các tổ chức đảng được thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó các
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng
hàng đầu.
Đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến
lược quan trọng trong tình hình mới. Mục tiêu lớn đặt ra cho công tác dân tộc
là thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao mọi
mặt đời sống của nhân dân. Đại hội XII của Đảng đánh giá: Khối đại đoàn kết
toàn dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố và tăng cường trong bối cảnh đất
nước có nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
nhân dân đã đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động; phát huy ngày càng
tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cùng Đảng,
Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;
tham gia xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thường xuyên tổ chức
các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực vào những
thành tựu chung của đất nước.
3.
Di nguyện thiêng liêng của Bác
Khi Bác vĩnh biệt thế giới này vẫn đau
đáu một nỗi niềm “… Mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn
kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh…”. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định phương hướng, nhiệm
vụ: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam,
là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Phát huy mạnh
mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ, "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh" làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với
lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống
yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở
trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà
nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Yếu tố quan trong
bậc nhất tạo nên năng lực nội sinh là đổi mới, tăng cường tinh thần đại đoàn
kết toàn dân tộc trên cơ sở:
Một là, phải khơi dậy và phát huy đến
mức cao nhất tinh thần tự tôn dân tộc, sức mạnh dân tộc, quyết tâm chấn hưng
đất nước, không bỏ lỡ thời cơ vận hội, không chậm chạp trong khi thế giới đang
biến động gia tốc. Đặt lợi ích chung của dân tộc, của đất nước và con người lên
hàng đầu, lấy đó làm cơ sở để xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội.
Hai là, đổi mới tăng cường đại đoàn
kết, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, xóa bỏ mọi thành kiến, mặc cảm, hận
thù trong quá khứ, tập hợp đoàn kết mọi lực lượng, mọi người Việt Nam ở trong
nước và định cư ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển, khuyến khích làm giàu chính đáng theo
pháp luật, đẩy mạnh hơn nữa chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo.
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Hoạt động giám sát, phản biện chính sách, vai trò tổ chức đại diện bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp
phải được quan tâm đổi mới; nâng cao hiệu quả.
Ba là, đoàn kết quốc tế, đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, sẵn sàng là bạn với tất cả các nước. Đại
đoàn kết dân tộc là yếu tố nội sinh có ý nghĩa quyết định tạo lực và thế để
vươn ra bên ngoài; ngược lại mở cửa hội nhập quốc tế là nhằm cho lực và thế ở
trong nước ngày càng tăng.
Bốn là, toàn dân chỉ trở thành sức
mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chung và được tổ chức thành một khối
vững chắc trong mặt trận thống nhất. Những năm gần đây, Đảng ta đã có nhiều
nghị quyết phát huy vai trò của mặt trận Tổ quốc trong xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền, giám sát và phản biện của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể
nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc trong
thời gian tới cần hướng mạnh về cơ sở, về địa bàn dân cư, coi trọng củng cố mở
rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác mặt trận. Đổi mới
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao chất lượng các cuộc vận
động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên
tiến, tìm ra những nhân tố mới để tham mưu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước bổ
sung, hoàn chỉnh chủ trương, chính sách về công tác vận động quần chúng.
Năm là, đại đoàn kết dân tộc đòi hỏi
phải xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, một chế độ do dân làm chủ,
một Nhà nước thực sự của dân do dân vì dân, một hệ thống chính trị tiên tiến,
có hiệu lực, hiệu quả. Kiên quyết chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân. Có nhiều cơ chế và biện pháp để các tổ chức đảng
lắng nghe các ý kiến của nhân dân. Bác Hồ nói: Muốn quy tụ được cả dân tộc,
Đảng phải vừa là đạo đức vừa là văn minh bởi Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho
trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Cán bộ, đảng viên nêu
gương tốt nhân lên sự ủng hộ, tin cậy của nhân dân đối với Đảng - hạt nhân của
khối đại đoàn kết dân tộc.
Trần
Công Huyền
(Theo
Tạp chí Xây dựng Đảng)
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 776
Tổng lượt truy cập: 1,107,667