Với hơn 125.000 người, chiếm 20,25% dân số và 30% lực lượng lao động của tỉnh, thanh niên Quảng Trị đã và đang đóng vai trò, vị trí quan trọng đối với sự phát triển của địa phương. Năm 2016, xác định đồng hành cùng thanh niên về nghề nghiệp, việc làm là một trong những nhiệm vụ cơ bản của tổ chức đoàn, trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cấp bộ đoàn trong toàn tỉnh đã tập trung thực hiện có hiệu quả vai trò đồng hành về nghề nghiệp, việc làm với thanh niên, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương.
Về với đồi núi
vùng Cùa trong những ngày đông giá rét, không khó để bắt gặp hình ảnh những
vườn hồ tiêu xanh mướt, rừng cao su bạt ngàn phủ xanh miền đất đỏ hay mô hình
kinh tế VAC cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm của Trương Bá Tùng Lâm (sinh
năm 1990) ở thôn Quật Xá, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Đây là một trong những mô
hình thanh niên dám nghĩ dám làm, được tổ chức đoàn hỗ trợ vay vốn để phát
triển kinh tế vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Mô hình phát
triển kinh tế VAC của Trương Bá Tùng Lâm là một trong những minh chứng tiêu
biểu cho tinh thần quyết tâm khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm của thanh niên Quảng
Trị ngày nay. Thành công của mô hình cũng là sự ghi nhận tích cực về vai trò
đồng hành cùng thanh niên trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm của tổ chức
đoàn. Trong năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã có nhiều cách làm thiết thực,
hiệu quả trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên
Quảng Trị, mở ra hướng đi thiết thực cho tuổi trẻ trong quá trình lập thân lập
nghiệp, vươn lên khẳng định bản thân.
Theo đó, các
huyện, thị, thành đoàn trong toàn tỉnh đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn
nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ đoàn về học nghề, lập nghiệp; phối hợp
với đơn vị liên quan tổ chức có hiệu quả các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tư
vấn tuyển sinh, giới thiệu việc làm, chuyển đổi sinh kế cho đoàn viên thanh
niên, nhất là sau sự cố môi trường biển.
Trong năm, toàn Đoàn đã tổ chức 21 lớp tư vấn
hướng nghiệp cho 15.000 lượt học sinh THPT, THCS và đoàn viên thanh niên các
địa phương. Tiêu biểu là hội nghị tư vấn việc làm - du học, học nghề và xuất
khẩu lao động do Huyện đoàn Cam Lộ và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh phối
hợp tổ chức cho hơn 100 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn, tạo điều kiện để
các bạn trẻ được tiếp cận và nắm bắt thông tin tuyển dụng của các đơn vị có nhu
cầu tiếp nhận lao động trong và ngoài nước; Huyện đoàn Vĩnh Linh, Huyện đoàn
Gio Linh phối hợp đơn vị liên quan tổ chức tư vấn, giới thiệu về các chương
trình du học, các chế độ đãi ngộ khi tham gia xuất khẩu lao động ở Nhật Bản,
Đài Loan, Đức, Malaysia... cho gần 500 đoàn viên thanh niên trên địa bàn.
Xác định giới
thiệu việc làm, tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên được tham gia xuất khẩu
lao động không những là hoạt động thiết thực đem lại nguồn thu nhập khá cao
giúp các đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống bản thân
và gia đình mà còn góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động,
xóa đói giảm nghèo bền vững tại các địa phương, trong năm 2016, toàn Đoàn đã
phối hợp tổ chức 25 chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện
xuất khẩu lao động cho hơn 8.000 đoàn viên, thanh niên nông thôn, thanh niên
vùng biển.
Riêng tại
huyện Gio Linh, trong 2 năm 2015-2016, Huyện đoàn Gio Linh đã đẩy mạnh công tác
phối hợp tổ chức các sàn giao dịch việc làm, các buổi tư vấn xuất khẩu lao động
giúp trên 700 thanh niên yên tâm, tin tưởng tham gia xuất khẩu lao động, trong
đó tập trung chủ yếu ở các xã vùng đông của huyện. Mục tiêu của chương trình
nhằm giúp những thanh niên nông thôn vốn chỉ biết sản xuất nông nghiệp, sau một
thời gian làm việc ở những dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại ở Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia... sẽ học được tác phong làm việc hiện đại, kỷ
luật để nâng cao tay nghề, hoàn thiện bản thân, xây dựng nền tảng kinh tế vững
chắc cho bản thân và gia đình.
Thông qua việc
phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và trợ giúp vốn
cho thanh niên của các cấp bộ đoàn, nhiều thanh niên đã mạnh dạn đầu tư nguồn
vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng mô hình kinh tế mới, ngành
nghề mới vào sản xuất kinh doanh, xây dựng những mô hình kinh tế đạt hiệu
quả cao.
Hiện nay hầu
hết các địa phương trong toàn tỉnh đều có mô hình thanh niên phát triển kinh tế
như trang trại thanh niên, mô hình trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, mô hình gắn sản xuất lương thực với chăn nuôi gia cầm, đầu tư nuôi cá,
phát triển đánh bắt thủy hải sản, trồng hoa, cây cảnh.
Với sự nỗ lực
của các cấp bộ đoàn và khát vọng vươn lên làm giàu của các bạn trẻ, toàn tỉnh
hiện có 54 mô hình CLB, tổ hợp tác thanh niên phát triển kinh tế; 357 mô hình
thanh niên làm kinh tế giỏi với thu nhập bình quân từ 50 triệu đồng trở
lên/năm. Tổ chức đoàn cũng đã hỗ trợ 45 dự án thanh niên phát triển kinh tế trị
giá gần 1,1 tỷ đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm kênh Trung ương Đoàn và nhận ủy
thác trên 157 tỷ đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ thanh niên phát
triển kinh tế.
Với chức năng
là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, sự vào cuộc tích cực của các cấp
bộ đoàn Quảng Trị trong đồng hành cùng thanh niên về nghề nghiệp, việc làm đã
và đang góp phần quan trọng giúp thanh niên trong tỉnh vươn lên làm giàu, khẳng
định bản thân, góp phần tích cực xây dựng quê hương phát triển.
Thúy An
Đang truy cập: 355
Hôm nay: 1,001
Tổng lượt truy cập: 1,126,524