Tốt nghiệp trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2008, sau 2 năm công tác tại một công ty tư nhân, năm 2011, Trần Minh Huỳnh quê ở xã Vĩnh Tú huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị đã tham gia thi tuyển vào dự án 600 phó chủ tịch xã về công tác tại 62 huyện nghèo. “ Là một trí thức trẻ, nhiệt tình trong công tác” là lời nhận xét thân thiện đầu tiên mọi người dành cho anh sau hơn 4 tháng về công tác tại xã Húc Nghì huyện Đakrông.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó Vĩnh Tú của huyện Vĩnh Linh, Huỳnh không lạ gì cảnh người dân chân lấm tay bùn mà vẫn khó khăn túng thiếu. Ước mơ làm một điều gì đó giúp bà con đỡ khổ luôn thôi thúc Huỳnh học tốt hơn. Cầm trên tay tấm bằng đỏ cử nhân nông nghiệp, năm 2011 Trần Minh Huỳnh tham gia dự thi và trúng tuyển vào dự án 600 phó chủ tịch xã. Sau 2,5 tháng tham gia lớp tập huấn tại Trường chính trị Quảng Bình và đi thực tế tại địa phương, Huỳnh đã thu thập và tích góp được một ít kiến thức. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần từ đầu nhưng khi về thực tế công tác  tại địa phương, anh phải đối mặt với không ít khó khăn. Húc Nghì là địa phương có 100 % dân số là đồng bào dân tộc Vân Kiều, sự khác biệt về ngôn ngữ và phong tục tập quán đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác của anh. Bên cạnh đó,l à một cán bộ trẻ, kinh nghiệm công tác quản lý chưa nhiều nên đôi khi các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương được anh đưa ra đều không được tập thể cán bộ xã hoan nghênh và nghi ngờ về tính khả thi của nó. Song bằng sức trẻ và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, với ước mơ cháy bỏng là được đóng góp một cái gì đó cho vùng quê nghèo khó này sau 5 năm tham gia dự án. Những khó khăn ban đầu không làm chùn bước chân anh. Sau gần 2 giờ đồng hồ đi bộ theo chân phó chủ tịch xã Húc Nghì -Trần Minh Huỳnh để thăm bà con ở thôn Cựp và thôn La Tó (Húc Nghì) mới thấm thía cái mệt của nắng và đường sá gập ghềnh ở vùng khó. Huỳnh tâm sự: “Mong muốn được đem sức trẻ, kiến thức đã học đến những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cùng bà con các dân tộc địa phương đồng cam, cộng khổ, trải nghiệm cuộc sống; tìm hướng đi mới, cách làm mới để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, định hướng giúp bà con làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Và để làm được điều đó, mình phải gần dân, thấu hiểu tâm tư tình cảm và suy nghĩ của dân để từ đó hiểu bà con muốn gì mình mới giúp họ được”. Về công tác tại xã Húc Nghì đã hơn 4 tháng, mỗi lúc xong công việc ở cơ quan Huỳnh lại tất bật đến thăm nhà dân. Bà con đều mừng vì từ ngày có cán bộ trẻ về công tác, bản làng vui vẻ hẳn. Anh Hồ Văn Phiên người dân thôn La Tó xã Húc Nghì tâm sự: “Đất đai ở đây đồi núi dóc, muốn trồng cây gì để đảm bảo lương thực cho gia đình cũng khó, thực sự chúng tôi không biết làm gì để nuôi cả gia đình. Mấy tháng trước, cán bộ Huỳnh cùng với mấy cán bộ ở xã về thăm và hướng dẫn gia đình tôi đầu tư phát triển chăn nuôi. Vậy là tôi đã mạnh dạn vay thêm hai chục triệu để làm mô hình lợn và bò. Nhìn đàn lợn  6 con đang độ phát triển mơn mởn. Tôi rất mừng, cảm ơn cán bộ Huỳnh nhiều lắm”.

Cán bộ Huỳnh (phải) thường xuyên đến thăm nhà dân

 

Vẫn còn đó rất nhiều những khó khăn nhưng chắc chắn những phó chủ tịch xã này đều là những người có trình độ, cộng với sức trẻ thì không lâu sau họ sẽ trở thành những cán bộ đủ sức, đủ tài để phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giúp các địa phương xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững như tinh thần dự án đã đưa ra. Sau những bước chập chững đầu tiên, các Phó chủ tịch xã của đề án đưa 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã của 62 huyện nghèo vẫn còn con đường dài phía trước. Mọi sự chuẩn bị dù chu đáo đến đâu cũng khó tránh được sự bất thường của thực tiễn, song quan trọng là sự phấn đấu, sự cống hiến, trưởng thành của mỗi người ở cuối con đường đó.

Toàn huyện Đakrông đợt này có 7 xã được bổ sung phó chủ tịch xã là: Húc Nghì, Hướng Hiệp, Triệu Nguyên, Hải Phúc, Mò Ó và Ba Lòng. Qua thực tiến công tác chỉ ba, bốn tháng, nhưng hầu hết các tân Phó Chủ tịch xã với tinh thần xung kích đã khắc phục khó khăn, hòa nhập địa phương, bằng việc làm của mình xây dựng hình ảnh người cán bộ trí thức trẻ có kiến thức, có tâm huyết với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ góp phần cùng địa phương xoá đói giảm nghèo.

Lâm Phương

 

  • 13/KH-BCĐ

    Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ XXV - năm 2023 (16/01/2023)

  • Số 272-KHPH/TĐTN-PTTN

    Kế hoạch tổ chức tình nguyện mùa Đông 2021, Xuân tình nguyện 2022 (13/01/2022)

  • Dự thảo

    Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 (28/01/2022)

  • 519-BC/TĐTN-TTNTH

    Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 133 về thực hiện CTHĐ quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (06/12/2021)

  • Số 23-CTr/TĐTN-VP

    Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 (20/01/2022)

Đang truy cập: 152

Hôm nay: 5,059

Tổng lượt truy cập: 927,405

Liên hệ Facebook Đăng nhập