Ngày
25/12/2024, Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực, thay thế Nghị định
72/2013/NĐ-CP và 27/2018/NĐ-CP. Nghị định áp dụng
với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên
quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đây được xem là giải pháp mạnh mẽ nhằm:
- Ngăn
chặn vi phạm trên không gian mạng
- Bảo vệ
thông tin người dùng
- Chống
lừa đảo trực tuyến và quảng cáo xấu độc
- Tạo
môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng trên Internet
Những
điểm mới được quy định trong Nghị định số 147/2024/NĐ-CP được đánh giá là bước
tiến trong quản lý không gian mạng và bảo vệ người dùng, giúp nâng cao ý thức
và trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội.
- Giải
quyết tình trạng “vô danh nên vô trách nhiệm”:
Một
trong những điểm đáng chú ý của Nghị định 147 là, người dùng mạng xã hội phải cung
cấp thông tin cá nhân cơ bản gồm họ tên, ngày sinh, số điện thoại di động tại
Việt Nam hoặc ID (nếu không có số điện thoại). Mạng xã hội phải thực hiện xác
thực người dùng qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân đã đăng ký.
Chỉ các
tài khoản mạng xã hội đã được xác thực mới được cung cấp thông tin (viết bài,
bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Các tài khoản mạng
xã hội thực hiện livestream với mục đích thương mại như bán hàng, có phát sinh
doanh thu thì phải xác thực bằng số định danh cá nhân.
Nghị định
quy định người sử dụng được bảo vệ thông tin theo quy định của pháp luật, đồng
thời phải chịu trách nhiệm về nội dung do mình cung cấp, lưu trữ, truyền đưa,
chia sẻ trên mạng; tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành khi cung cấp dịch vụ
chuyên ngành trên mạng xã hội; tuân thủ quy định về thuế và thanh toán khi có
hoạt động kinh doanh, phát sinh doanh thu.
Các chủ
kênh/tài khoản/nhóm cộng đồng/trang cộng đồng (fanpage) trên các mạng xã hội tại
Việt Nam có quyền và trách nhiệm được đăng ký để tham gia các khóa tập huấn, phổ
biến quy định pháp luật của Bộ TTTT và được khuyến nghị lựa chọn quảng cáo;
không đặt tên kênh/tài khoản/nhóm cộng đồng/trang cộng đồng giống hoặc trùng với
cơ quan báo chí hoặc gây nhầm lẫn cơ quan báo chí…
Bên cạnh
đó, có trách nhiệm tạm khóa, gỡ bỏ thông tin vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của
tổ chức, cá nhân khác chậm nhất 48 giờ khi có yêu cầu từ người sử dụng mạng xã
hội hoặc chậm nhất không quá 24 giờ khi nhận được yêu cầu từ cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền. Không lợi dụng để sản xuất nội dung dưới hình thức
phóng sự, điều tra, phỏng vấn báo chí. Khi livestream phải tuân thủ quy định tại
Nghị định này và quy định chuyên ngành.
- Phòng
tránh nguy cơ rò rỉ những dữ liệu:
Các
chuyên gia an ninh mạng khẳng định “Việc xác thực tài khoản mạng xã hội sẽ giúp
giảm thiểu các vụ lừa đảo qua mạng xã hội”.
Nghị định
quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của người dùng, nhà mạng, và các nền tảng
số. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là ai sẽ là người nắm trong tay các thông tin
xác thực dữ liệu liên quan đến danh tính người dùng, bởi sẽ có bên lưu trữ dữ
liệu (mạng xã hội), bên sử dụng dữ liệu, bên xử lý dữ liệu. Dữ liệu khi bị mất
mát, bị rò rỉ hay sửa đổi có thể do các bên. Vậy thì việc áp dụng các quy định
về pháp luật cần áp dụng cho tất cả các bên.
Nghị định
được ban hành kịp thời và đúng thời điểm khi hội đủ các điều kiện về hạ tầng
công nghệ. Hiện tại, 100% người dân đã có mã số định danh hoặc căn cước công
dân gắn chip, các tài khoản viễn thông, tài khoản thanh toán cũng đã được định
danh.
Nghị định
147/2024/NĐ-CP không chỉ là quy định pháp lý mà còn là bước tiến lớn để xây dựng
một xã hội số trách nhiệm, năng động và minh bạch!
Đang truy cập: 16
Hôm nay: 227
Tổng lượt truy cập: 901,123