HIỆU QUẢ TỪ HỖ TRỢ KHUYẾN NÔNG

Ngày 18/4/2023, Tỉnh Đoàn phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh khảo sát hiệu quả phối hợp hỗ trợ mô hình nuôi xen ghép tại mô xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong.

Anh Lê Văn Năm tại thôn Lưỡng Kim, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi tôm trong ao đất truyền thống. Tuy nhiên, qua một thời gian, do tác động của thời tiết cùng với quá trình chăm sóc, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát nên hiệu quả giảm, thậm chí có nhiều năm thua lỗ.

Thông qua chia sẻ từ Mạng lưới Thanh niên khởi nghiệp tỉnh Quảng Trị, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai khảo sát, tư vấn và hỗ trợ anh Lê Văn Năm chuyển đổi mô hình nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, thay đổi mô hình nuôi xen ghép nhằm tạo năng suất chất lượng hơn.



         

          Theo đó, với sự hỗ trợ của các kỹ sư khuyến nông, toàn bộ 10 ao nuôi với tổng diện tích hơn 7,5 ha chuyển đổi sang nuôi xen ghép tôm sú, cua, cá dìa, cá đối, cá nâu. Cụ thể, mỗi ao nuôi anh Năm thả nuôi 2 vạn tôm sú giống, 500 con cua giống và khoảng vài trăm con cá dìa, cá đối, cá nâu. Với phương thức nuôi ghép này các loại cá đối, cá nâu, cá dìa sẽ ăn thức ăn thừa của tôm và cua, ăn rong rêu, ăn các loài động vật tầng đáy. Thậm chí nếu có những con tôm chẳng may bị bệnh, yếu chết thì đã có cá “dọn dẹp” ngay, hạn chế lây lan sang những con khỏe mạnh. Qua đó, giảm rủi ro dịch bệnh, giúp môi trường ao nuôi trong sạch hơn.

Một ưu điểm nữa của nuôi xen ghép đó là thời gian thu hoạch kéo dài từ 2 – 3 tháng, giúp người nuôi có thu nhập ổn định. Theo chia sẻ của anh Năm, từ khi chuyển đổi mô hình, sau khoảng 2 tháng nuôi là mô hình bắt đầu cho thu hoạch từ 2 – 3 triệu đồng/ngày và kéo dài trong 2 – 3 tháng, khi cao điểm có thể lên đến 8 – 10 triệu đồng/ngày. Mặc dù so với nuôi tôm thâm canh thì không bằng nhưng nuôi xen ghép cho thu nhập ổn định hơn, thủy sản nuôi có kích cỡ lớn, giá bán cao hơn.
         
     Trước đó, BTV Tỉnh đoàn phối hợp Ngân hàng CSXH tỉnh hỗ trợ nguồn vốn 80 triệu đồng từ kênh giải quyết việc làm. Đến nay, mô hình đã sử dụng hiệu quả mục đích nguồn vốn vay. Đây là mô hình phát triển kinh tế đổi mới sáng tạo trong thanh niên. Với mức đầu tư thấp, ít dịch bệnh, phù hợp với những ao nuôi thấp triều, đem lại thu nhập ổn định. Đó là những kết quả tích cực mà mô hình nuôi xen ghép mang lại. Thực tế thời gian qua cho thấy, việc áp dụng hình thức nuôi này đã góp phần cải thiện môi trường ao nuôi, giúp các con nuôi kịp thời thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời giảm mùi hôi, tăng hiệu quả kinh tế và hướng tới nghề nuôi bền vững.



Ban PTTN

  • 13/KH-BCĐ

    Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ XXV - năm 2023 (16/01/2023)

  • Số 272-KHPH/TĐTN-PTTN

    Kế hoạch tổ chức tình nguyện mùa Đông 2021, Xuân tình nguyện 2022 (13/01/2022)

  • Dự thảo

    Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 (28/01/2022)

  • 519-BC/TĐTN-TTNTH

    Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 133 về thực hiện CTHĐ quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (06/12/2021)

  • Số 23-CTr/TĐTN-VP

    Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 (20/01/2022)

Đang truy cập: 32

Hôm nay: 2,230

Tổng lượt truy cập: 896,947

Liên hệ Facebook Đăng nhập