Sáng 31.1, tại Dinh Thống Nhất (TP.HCM) diễn ra lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968 - 2018).
Đến
dự lễ kỉ niệm có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu,
nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên Chủ tịch
nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam
Trần Thanh Mẫn, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Bí thư
Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc,
Giám đốc Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chánh văn phòng T.Ư Đảng Nguyễn
Văn Nên… cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước, bộ ngành, tỉnh
thành.
Lễ
kỷ niệm cũng có sự tham dự của các lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh
Hùng, cán bộ và chiến sĩ trực tiếp tham gia tổng tiến công Mậu Thân, gia đình
cách mạng, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, chỉ huy các quân binh chủng,
Quân khu 5, Quân khu 7, sư đoàn, tiểu đoàn, biệt động Sài Gòn, lãnh sự, bạn bè
quốc tế... cùng hơn 3.500 đại biểu.
Sau
màn sân khấu hóa tái hiện cuộc sống của người dân Sài Gòn trong dịp Tết Mậu
Thân và cuộc tổng tiến công, nổi dậy kiên cường, bất khuất Xuân Mậu Thân, những
khúc hát tri ân những người đã hi sinh, ông Nguyễn Thiện Nhân đọc diễn văn kỷ
niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Bài
diễn văn nêu rõ nửa thế kỷ đã đi qua kể từ mùa xuân Mậu Thân hùng tráng ấy, khoảng
thời gian đủ dài để chiêm nghiệm, đúc kết; một lần nữa khẳng định tầm vóc, ý
nghĩa và những bài học lịch sử sâu sắc; để các thế hệ người Việt Nam mãi mãi tự
hào và tự tin, tiếp nối những giá trị lớn lao của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968, là đỉnh cao chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc ở
thế kỷ 20.
Cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của
lòng yêu nước, của ý chí quyết tâm sắt đá, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để giành độc lập, tự do, được dẫn dắt, soi
đường bởi sự lãnh đạo tài tình, đường lối đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại.
Diễn
văn cũng nhắc nhở mọi người mãi mãi trân trọng, tri ân, ghi lòng tạc dạ công
lao to lớn của cán bộ, chiến sĩ, đồng chí, đồng bào - những người con ưu tú đã
hiến dâng đời mình cho Tổ quốc, đã chiến đấu, anh dũng hy sinh trong cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và trong toàn bộ cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc để chúng ta có được một đất nước hoà bình, độc lập, tự do và cuộc
sống ấm no, hạnh phúc hôm nay.
“Trong
hào khí thiêng liêng chúng ta kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh hùng
liệt sĩ, những chiến công oanh liệt và sự hy sinh anh dũng của tất cả các lực
lượng trực tiếp, gián tiếp tham gia vào Cuộc tổng tiến công và nổi dậy, đặc biệt
là lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh. Đây là lực lượng đã làm nên những
mũi đột kích trực diện vào các cơ quan đầu não của địch tại chiến trường trọng
điểm, mà mỗi trận đánh, mỗi chiến sĩ biệt động đều là biểu tượng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng Việt Nam trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968, đã làm nên 'dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ'”, ông Nhân đúc kết.
Bài
diễn văn cũng khẳng định tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử của cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 và của chặng đường 88 năm vẻ vang của Đảng,
là dịp để một lần nữa, chúng ta khẳng định những giá trị bất diệt ấy vẫn nguyên
vẹn khi soi rọi đến hôm nay.
Đang truy cập: 322
Hôm nay: 1,096
Tổng lượt truy cập: 1,235,595