Sau 30 năm đổi mới, chính sách mở cửa hội nhập đã đóng góp to lớn vào
công cuộc xây dựng đất nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống
cho nhân dân, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của đất nước nói
chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Tiến trình hội nhập quốc tế đã mở ra
nhiều không gian phát triển mới. Bên cạnh việc trở thành thành viên của các tổ
chức trong khu vực và trên thế giới (ASEAN, WTO…), Việt Nam đã hoàn thành
đàm phán và thực thi 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa
phương, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)
và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại
giao với 185 nước, quan hệ kinh tế với 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược với 14 nước, đối tác toàn diện với 10 nước.
Mục tiêu chung của công cuộc mở cửa và hội nhập quốc tế là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước. Trên tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI đã xác định: “Chủ động hội nhập, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm phát triển bền vững”. Thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, cụ thể : Công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết về hội nhập quốc tế được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách tích cực. Các Sở ban ngành, địa phương đã triển khai Chương trình hành động số 1414/CTHĐ-UBND-ĐN ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020. Ban chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại tỉnh đã phát hành tài liệu tuyên truyền về công tác thông tin đối ngoại với nhiều chủ đề phong phú, thiết thực về tiềm năng, thế mạnh và những cơ hội đầu tư, phát triển của quê hương Quảng Trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, về phát triển kinh tế biển, về tiềm năng, lợi thế Khu Đông Nam Quảng Trị... UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch thực hiện Kết luận số 31 ngày 1/11/2013 của Tỉnh ủy về việc tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 06 ngày 12/12/2006 của Tỉnh ủy khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây giai đoạn 2014-2015, tính đến 2020, trong đó tập trung chỉ đạo và triển khai công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Cửa khẩu Quốc tế La Lay, quy hoạch chung xây dựng Khu Đông Nam. Đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, tỉnh Quảng Trị đang từng bước chuẩn bị xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế La Lay, tạo động lực mới thu hút đầu tư cho sự phát triển trên tuyến Hành lang EWEC và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh đã phối hợp với Bộ Ngoại giao chính thức triển khai mô hình “Một cửa, một lần dừng” ngày 06/02/2015 tại Cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đensavan. Tích cực, chủ động tổng hợp các thông tin, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tham gia các Hội nghị, hội thảo, triển khai các chương trình về xúc tiến đầu tư trên EWEC nhằm tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các nhà đầu tư. Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự tham mưu tích cực của các ngành có liên quan và sự giúp đỡ, hỗ trợ có hiệu quả của các Bộ, ngành Trung ương, ngày 16/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Với vị trí địa chiến lược quan trọng của Quảng Trị, Chính phủ đã đồng ý bổ sung Quảng Trị vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đề án đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực Cửa khẩu Quốc tế La Lay cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 21/8/2015. Đây là những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện để thu hút đầu tư và triển khai thực hiện một số dự án động lực; tạo ra xung lực mới và bước phát triển đột phá đối với tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. Quan hệ hợp tác hữu nghị với nước CHDCND Lào tiếp tục được củng cố và phát triển, đặc biệt là với hai tỉnh có chung đường biên giới là Savannakhet, Salavan. Tỉnh đã chủ động triển khai kế hoạch thực hiện Văn bản thỏa thuận hợp tác giữa đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Trị với 02 tỉnh Savannakhet và Salavan giai đoạn 2014 - 2016. Tổ chức thành công hội nghị hợp tác phát triển du lịch, thương mại, đầu tư và truyền thông 3 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet - Mukdahan. Tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác về giáo dục, văn hóa, du lịch, đào tạo nghề... nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Lào và Thái Lan. Thực hiện công khai và minh bạch hoá thủ tục hành chính, tăng cường cải cách thủ tục hành chính đảm bảo tính pháp lý, tính hiệu quả và minh bạch. Từng bước hiện đại hoá các hoạt động công vụ về quản lý nhà nước. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, tuyển quân kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan hữu quan của các tỉnh bạn Lào có chung đường biên giới với Quảng Trị. Xây dựng và bảo vệ an ninh trật tự vùng biên giới, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cư dân biên giới hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động đối ngoại liên quan đến biên giới lãnh thổ được quan tâm chỉ đạo kịp thời. Công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm, vùng biên giới và hải đảo đã được tăng cường. Nhìn chung, công tác hội nhập quốc tế thời gian qua đã được triển khai một cách tích cực và đồng bộ, phục vụ tốt định hướng phát triển chung của tỉnh, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn mới, Quảng Trị sẽ huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế phục vụ công tác Hội nhập quốc tế một cách toàn diện và hiệu quả, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mức sống dân cư; đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững… Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu được xác định là: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm đạt 7,5-8%; cơ cấu ngành kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 40,5%, thương mại- dịch vụ 41%, nông nghiệp 18,5%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 gấp 2 lần năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển trục kinh tế kết nối Khu kinh tế Đông Nam với Hành lang kinh tế Đông - Tây. Thực hiện các đề án trọng điểm: Tái cơ cấu nông nghiệp; nâng cấp thành phố Đông Hà lên đô thị loại II; cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); xây dựng nông thôn mới; xây dựng và phát triển các mô hình tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng một số sản phẩm du lịch mới. Tạo đột phá ở các ngành, lĩnh vực: Công nghiệp năng lượng, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản; kinh tế biển; kinh tế đối ngoại. Để phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đã đề ra như trên, định hướng chung cho công tác Hội nhập quốc tế của tỉnh trong giai đoạn mới là: Hoạt động hội nhập quốc tế phải được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả trên tinh thần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhiệm vụ phải được phân kỳ thực hiện rõ ràng, có thời hạn hoàn thành cụ thể. Thường xuyên theo dõi, báo cáo, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện. Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó xác định hội nhập kinh tế là trọng tâm để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Công tác hội nhập quốc tế phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục giữa các cấp, các ngành; giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đoàn thể, chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp; giữa việc triển khai công tác hội nhập trong nước và công tác hội nhập ở nước ngoài. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh, thúc đẩy đổi mới mô hình phát triển đảm bảo tăng trưởng, nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và trên EWEC, tạo cơ sở vững chắc để phát triển cao hơn cho những giai đoạn tiếp theo. Cụ thể trên các lĩnh vực Hội nhập quốc tế như sau: Trên lĩnh vực hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng: Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ Việt Nam; đồng thời tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và nắm rõ về tình hình biển Đông, khu vực ASEAN cũng như thế giới. Tăng cường công tác ngoại giao nhân dân với các nước nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đảm bảo an ninh, chính trị cho tỉnh, đặc biệt là khu vực biên giới. Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, tham tán kinh tế thương mại các nước tại Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh về Quảng Trị, thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, NGO, … Quảng bá hình ảnh, tiềm năng của tỉnh Quảng Trị thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tại các hội thảo, hội chợ triển lãm khu vực và quốc tế nhằm thu hút hơn nữa các đối tác nước ngoài đến địa phương giao lưu, hợp tác; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội tìm kiếm thị trường, nhà đầu tư, đối tác, cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp…
Tham gia xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các tỉnh, thành trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Nâng cao cảnh giác bảo vệ an ninh kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, tạo ra hành lang an toàn, thuận lợi cho hoạt động XNK và XNC, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác của công dân đung theo quy định hiện hành của nhà nước. Giữ vững độc lập chủ quyền, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa các loại tội phạm quốc tế. Tăng cường phối hợp trong công tác chống hàng buôn lậu qua biên giới; kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Trên lĩnh vực hội nhập quốc tế về kinh tế: Cần phát huy thế mạnh, tận dụng tối đa lợi thế điểm đầu Hành lang kinh tế Đông - Tây, là cầu nối thuận lợi trong liên kết hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Đông - Nam Quảng Trị và các dự án trọng điểm của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây cũng như các Khu Kinh tế biên giới Việt - Lào. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Cửa khẩu Quốc tế La Lay theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Chú trọng vận động thu hút đầu tư, phát triển mạnh sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá trong tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ động bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất để thu hút mạnh đầu tư; quan tâm làm tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với các tỉnh, nhất là các tỉnh trong khu vực miền Trung để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch, dịch vụ có giá trị gia tăng cao và hiệu quả; nâng cao hiệu quả khai thác các dịch vụ vận tải đa phương thức trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo thế mạnh, sức lan tỏa để Quảng Trị phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn, đồng thời bổ trợ cho nhau để các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng phát triển. Tiếp tục rà soát, cập nhật lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, gắn với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng tốt nhất để thu hút, huy động các nguồn lực, các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương như công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,… Phối hợp kết nối hiệu quả với các địa phương trên EWEC để bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Trên lĩnh vực hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo: Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đẩy mạnh đào tạo nghề; có chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch. Hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững. Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, thông tin, ngoại ngữ…
Với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát huy những thành tựu và tiến bộ đã đạt được, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực phấn đấu của các Sở, ban, ngành, địa phương và nhân dân, chắc chắn Quảng Trị ta sẽ thực hiện thắng lợi các định hướng, mục tiêu đã đề ra, xây dựng tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển, trở thành địa phương hội nhập tích cực và có hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế xã hội để nhân dân có cuộc sống ngày càng hạnh phúc, ấm no. Ban Biên Tập
Mục tiêu chung của công cuộc mở cửa và hội nhập quốc tế là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước. Trên tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI đã xác định: “Chủ động hội nhập, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm phát triển bền vững”. Thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, cụ thể : Công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền nâng cao nhận thức và hiểu biết về hội nhập quốc tế được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện một cách tích cực. Các Sở ban ngành, địa phương đã triển khai Chương trình hành động số 1414/CTHĐ-UBND-ĐN ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 - 2020. Ban chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại tỉnh đã phát hành tài liệu tuyên truyền về công tác thông tin đối ngoại với nhiều chủ đề phong phú, thiết thực về tiềm năng, thế mạnh và những cơ hội đầu tư, phát triển của quê hương Quảng Trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, về phát triển kinh tế biển, về tiềm năng, lợi thế Khu Đông Nam Quảng Trị... UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch thực hiện Kết luận số 31 ngày 1/11/2013 của Tỉnh ủy về việc tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 06 ngày 12/12/2006 của Tỉnh ủy khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây giai đoạn 2014-2015, tính đến 2020, trong đó tập trung chỉ đạo và triển khai công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Cửa khẩu Quốc tế La Lay, quy hoạch chung xây dựng Khu Đông Nam. Đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển, tỉnh Quảng Trị đang từng bước chuẩn bị xây dựng Khu kinh tế Đông Nam, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế La Lay, tạo động lực mới thu hút đầu tư cho sự phát triển trên tuyến Hành lang EWEC và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỉnh đã phối hợp với Bộ Ngoại giao chính thức triển khai mô hình “Một cửa, một lần dừng” ngày 06/02/2015 tại Cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đensavan. Tích cực, chủ động tổng hợp các thông tin, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tham gia các Hội nghị, hội thảo, triển khai các chương trình về xúc tiến đầu tư trên EWEC nhằm tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các nhà đầu tư. Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự tham mưu tích cực của các ngành có liên quan và sự giúp đỡ, hỗ trợ có hiệu quả của các Bộ, ngành Trung ương, ngày 16/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Với vị trí địa chiến lược quan trọng của Quảng Trị, Chính phủ đã đồng ý bổ sung Quảng Trị vào các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đề án đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực Cửa khẩu Quốc tế La Lay cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 21/8/2015. Đây là những sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo điều kiện để thu hút đầu tư và triển khai thực hiện một số dự án động lực; tạo ra xung lực mới và bước phát triển đột phá đối với tỉnh Quảng Trị trong những năm tới. Quan hệ hợp tác hữu nghị với nước CHDCND Lào tiếp tục được củng cố và phát triển, đặc biệt là với hai tỉnh có chung đường biên giới là Savannakhet, Salavan. Tỉnh đã chủ động triển khai kế hoạch thực hiện Văn bản thỏa thuận hợp tác giữa đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Trị với 02 tỉnh Savannakhet và Salavan giai đoạn 2014 - 2016. Tổ chức thành công hội nghị hợp tác phát triển du lịch, thương mại, đầu tư và truyền thông 3 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet - Mukdahan. Tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác về giáo dục, văn hóa, du lịch, đào tạo nghề... nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác với Lào và Thái Lan. Thực hiện công khai và minh bạch hoá thủ tục hành chính, tăng cường cải cách thủ tục hành chính đảm bảo tính pháp lý, tính hiệu quả và minh bạch. Từng bước hiện đại hoá các hoạt động công vụ về quản lý nhà nước. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quân sự - quốc phòng, công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, tuyển quân kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan hữu quan của các tỉnh bạn Lào có chung đường biên giới với Quảng Trị. Xây dựng và bảo vệ an ninh trật tự vùng biên giới, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cư dân biên giới hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động đối ngoại liên quan đến biên giới lãnh thổ được quan tâm chỉ đạo kịp thời. Công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm, vùng biên giới và hải đảo đã được tăng cường. Nhìn chung, công tác hội nhập quốc tế thời gian qua đã được triển khai một cách tích cực và đồng bộ, phục vụ tốt định hướng phát triển chung của tỉnh, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn mới, Quảng Trị sẽ huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế phục vụ công tác Hội nhập quốc tế một cách toàn diện và hiệu quả, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn; thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mức sống dân cư; đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững… Tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020, Quảng Trị đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu được xác định là: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm đạt 7,5-8%; cơ cấu ngành kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 40,5%, thương mại- dịch vụ 41%, nông nghiệp 18,5%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 gấp 2 lần năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển trục kinh tế kết nối Khu kinh tế Đông Nam với Hành lang kinh tế Đông - Tây. Thực hiện các đề án trọng điểm: Tái cơ cấu nông nghiệp; nâng cấp thành phố Đông Hà lên đô thị loại II; cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); xây dựng nông thôn mới; xây dựng và phát triển các mô hình tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng một số sản phẩm du lịch mới. Tạo đột phá ở các ngành, lĩnh vực: Công nghiệp năng lượng, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản; kinh tế biển; kinh tế đối ngoại. Để phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đã đề ra như trên, định hướng chung cho công tác Hội nhập quốc tế của tỉnh trong giai đoạn mới là: Hoạt động hội nhập quốc tế phải được tổ chức thực hiện một cách hiệu quả trên tinh thần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nhiệm vụ phải được phân kỳ thực hiện rõ ràng, có thời hạn hoàn thành cụ thể. Thường xuyên theo dõi, báo cáo, rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện. Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó xác định hội nhập kinh tế là trọng tâm để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Công tác hội nhập quốc tế phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục giữa các cấp, các ngành; giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đoàn thể, chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp; giữa việc triển khai công tác hội nhập trong nước và công tác hội nhập ở nước ngoài. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh, thúc đẩy đổi mới mô hình phát triển đảm bảo tăng trưởng, nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và trên EWEC, tạo cơ sở vững chắc để phát triển cao hơn cho những giai đoạn tiếp theo. Cụ thể trên các lĩnh vực Hội nhập quốc tế như sau: Trên lĩnh vực hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng: Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ Việt Nam; đồng thời tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và nắm rõ về tình hình biển Đông, khu vực ASEAN cũng như thế giới. Tăng cường công tác ngoại giao nhân dân với các nước nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đảm bảo an ninh, chính trị cho tỉnh, đặc biệt là khu vực biên giới. Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, tham tán kinh tế thương mại các nước tại Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh về Quảng Trị, thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, NGO, … Quảng bá hình ảnh, tiềm năng của tỉnh Quảng Trị thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tại các hội thảo, hội chợ triển lãm khu vực và quốc tế nhằm thu hút hơn nữa các đối tác nước ngoài đến địa phương giao lưu, hợp tác; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội tìm kiếm thị trường, nhà đầu tư, đối tác, cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp…
Tham gia xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các tỉnh, thành trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Nâng cao cảnh giác bảo vệ an ninh kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, tạo ra hành lang an toàn, thuận lợi cho hoạt động XNK và XNC, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động khác của công dân đung theo quy định hiện hành của nhà nước. Giữ vững độc lập chủ quyền, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa các loại tội phạm quốc tế. Tăng cường phối hợp trong công tác chống hàng buôn lậu qua biên giới; kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… Trên lĩnh vực hội nhập quốc tế về kinh tế: Cần phát huy thế mạnh, tận dụng tối đa lợi thế điểm đầu Hành lang kinh tế Đông - Tây, là cầu nối thuận lợi trong liên kết hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Đông - Nam Quảng Trị và các dự án trọng điểm của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây cũng như các Khu Kinh tế biên giới Việt - Lào. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Cửa khẩu Quốc tế La Lay theo Đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Chú trọng vận động thu hút đầu tư, phát triển mạnh sản xuất kinh doanh, tạo bước đột phá trong tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh. Chủ động bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất để thu hút mạnh đầu tư; quan tâm làm tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; chú trọng liên kết với các tỉnh, nhất là các tỉnh trong khu vực miền Trung để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch, dịch vụ có giá trị gia tăng cao và hiệu quả; nâng cao hiệu quả khai thác các dịch vụ vận tải đa phương thức trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo thế mạnh, sức lan tỏa để Quảng Trị phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn, đồng thời bổ trợ cho nhau để các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng phát triển. Tiếp tục rà soát, cập nhật lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, gắn với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng tốt nhất để thu hút, huy động các nguồn lực, các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương như công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,… Phối hợp kết nối hiệu quả với các địa phương trên EWEC để bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Trên lĩnh vực hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo: Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao, đẩy mạnh đào tạo nghề; có chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch. Hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung giải quyết tốt hơn các vấn đề an sinh xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững. Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất là trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, thông tin, ngoại ngữ…
Với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát huy những thành tựu và tiến bộ đã đạt được, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực phấn đấu của các Sở, ban, ngành, địa phương và nhân dân, chắc chắn Quảng Trị ta sẽ thực hiện thắng lợi các định hướng, mục tiêu đã đề ra, xây dựng tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển, trở thành địa phương hội nhập tích cực và có hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế xã hội để nhân dân có cuộc sống ngày càng hạnh phúc, ấm no. Ban Biên Tập
Đang truy cập: 397
Hôm nay: 622
Tổng lượt truy cập: 1,239,291