Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và sôi động như hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế được xem là một xu thế tất yếu khách quan. Nó không chỉ có tác động tích cực, tạo ra các cơ hội mới cho sự phát triển mà còn là tiền đề quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội bền vững, dài hạn cho mỗi quốc gia.
Hợp tác với
các tổ chức quốc tế trong nâng cao năng lực xử lý và giáo dục phòng tránh bom
mìn đã đem lại hiệu quả cao tại Quảng Trị
Quán triệt và
nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế
quốc tế nói riêng, những năm qua, công tác đối ngoại và mở rộng thị trường,
giao lưu thương mại, đẩy mạnh thu hút đầu tư từ bên ngoài của tỉnh Quảng Trị
được các ngành, các địa phương triển khai tích cực, thực hiện đồng bộ, toàn
diện cả về bề rộng và chiều sâu. Với quyết tâm mạnh mẽ và sự tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, công tác triển khai thực hiện đường
lối, chủ trương hội nhập của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt
được nhiều kết quả nổi bật.
Tỉnh Quảng Trị
đã thiết lập mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với trên 20 đối tác là các tổ chức
quốc tế, chính phủ nước ngoài và 36 tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tỉnh trong
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, khắc phục
hậu quả chiến tranh. Tổ chức thành công nhiều sự kiện, diễn đàn quan trọng, thu
hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá được
xúc tiến mạnh mẽ với các tỉnh, các nước trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Thu
hút và kêu gọi được nhiều dự án đầu tư từ bên ngoài. Trên địa bàn tỉnh hiện
đang triển khai thực hiện 12 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 37,9
triệu USD; 46 chương trình, dự án và khoản viện trợ phi dự án do các tổ chức
NGOs tài trợ và 26 dự án ODA với tổng mức đầu tư 5.332 tỷ đồng nhằm phát triển
đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cứu
trợ khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai và cải thiện môi trường.
Hoàn thành
công tác tăng dày, tôn tạo, cắm mốc 31/35 vị trí cột mốc trên toàn tuyến Quảng
Trị - Savannakhet (Lào) và 31/33 vị trí cột mốc trên toàn tuyến Quảng Trị -
Salavan (Lào) thuộc tuyến biên giới của tỉnh. Từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh
tế của tỉnh chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng hợp lý, khai thác hiệu quả các tiềm
năng, thế mạnh, duy trì môi trường chính trị- xã hội hòa bình, ổn định, đảm bảo
quốc phòng - an ninh, giữ vững tuyến biên giới hữu nghị với các tỉnh của nước
bạn Lào. Tuy nhiên so với yêu cầu, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hiệu
quả đem lại vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh. Chỉ
số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) của Quảng Trị được
Uỷ ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC) công bố những năm qua đều nằm
trong nhóm các tỉnh, thành phố có năng lực còn thấp.
Nhận thức sâu
sắc yêu cầu thực tiễn của địa phương đang đặt ra và xác định hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng là bước đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã định hướng nhiệm vụ hội
nhập của Quảng Trị trong giai đoạn mới là tiếp tục phát huy tối đa nội lực,
tranh thủ ngoại lực nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh
vực; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, nhất là hợp tác với các nước
trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, tích cực tìm kiếm, kêu gọi và thu hút
đầu tư…Do vậy, để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, đảm bảo thực hiện
theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác
định, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải
pháp mà UBND tỉnh đã đề ra tại Quyết định số 3537/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về
hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,
thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước;
xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh hội nhập quốc
tế toàn diện trên các lĩnh vực, nhất là
kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh- quốc phòng, văn hóa- xã hội, giáo dục
- đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch và các lĩnh vực khác. Yêu cầu đặt ra
đối với tỉnh Quảng Trị đó là cần gắn chặt, kết hợp hài hòa giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với định
hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVI đã đề ra.
Tập trung thực
hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch để kêu gọi đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ
tầng. Tận dụng tối đa lợi ích của công cuộc hội nhập quốc tế trong quá trình
đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu rộng vào
mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị hàng hóa khu vực, quốc gia và toàn cầu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông
thoáng, bình đẳng, thuận lợi. Đẩy mạnh thu hút, kêu gọi đầu tư và sáng suốt lựa
chọn các nhà đầu tư chiến lược. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn phi chính phủ
(NGO). Tăng cường năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, người lao động chất lượng cao của địa phương
tương xứng với yêu cầu hội nhập, nhất là trình độ ngoại ngữ, am hiểu thị
trường, môi trường đầu tư quốc tế và hệ thống luật pháp, thông lệ quốc tế.
Nâng cao năng lực và quy mô của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đảm bảo đứng vững trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát, triển khai thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Khắc phục sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đối diện với không ít thách thức. Do vậy cần tỉnh táo, khôn khéo và có lộ trình hội nhập hợp lý, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của địa phương để có thể xử lý linh hoạt tính hai mặt của nó; nhằm tranh thủ tối đa những lợi thế cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, đưa tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững.
Theo báo Quảng Trị (TA)
- scscwĐoàn TN Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên, thanh niên
- Vĩnh Linh: Tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2016 - 2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018
- Đông Hà: Tổ chức chương trình “Truyền thông phòng tránh tai nạn bom mìn”
Đang truy cập: 547
Hôm nay: 1,520
Tổng lượt truy cập: 1,112,198