Phần 1: CÔNG TÁC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI

I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

1, Chuẩn bị đầy đủ trên giấy

Soạn giáo án trước khi dạy: Đưa những trò chơi gì vào chương trình sinh hoạt đoàn, tại các buổi cắm trại…, thứ tự tiến hành các loại trò chơi (lúc mở đầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp). Việc chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều yếu tố:

- Người tham gia cuộc chơi

- Địa điểm, khí hậu, thời tiết

- Thời gian chơi

- Tác dụng, hiệu quả chính, phụ của mỗi trò chơi

- Tính chất của mỗi trò chơi

Trong mỗi buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi rất hoạt động và các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhằm chán (chơi một trò chơi quá lâu, lập lại một trò chơi mới hơn…)

2, Những trò chơi cần dụng cụ (bóng, gây, khăn quàng, cờ, dây…)

3, Các trò chơi trong một buổi sinh hoạt





II. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

1. Trình bày trò chơi

2. Điều kiện trò chơi

III. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC.

1. Phạt những người thua bằng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thực hiện, tránh những hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt.

2. Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi thêm bớt gì không? Về luật lệ, cách chơi và tính hấp dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu?

IV. QUY TRÌNH MỘT TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ

- Ổn định – Giới thiệu trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi

- Chơi thử (Chơi nháp)

- Chơi – ngừng đúng lúc

LƯU Ý: Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng…) nơi chơi (có gì thay đổi đột xuất không?), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng…)

Phần 2: NGƯỜI QUẢN TRÒ

I. NGƯỜI QUẢN TRÒ LÀ AI?

Quản trò là người điều hành, tổ chức trò chơi nhỏ. Quản trò là một vấn đề của khoa học và nghệ thuật. Khoa học ở chổ người quản trò phải đủ khả năng để nắm bắt đối tượng để tác động một cách tích cực đến người chơi tạo ra một giá trị định hướng về giáo dục trí tuệ, thể chất và tính cách của con người. Quản trò phải thấu hiểu giá trị mà trò chơi mang lại và nghiên cứu một cách sâu sắc những giá trị đó đối với đời sống sinh hoạt tập thể thanh niên. Nghệ thuật ở chổ biết khai thác các giá trị đó theo một tuần tự nhất định, phải tự hoàn thiện rèn luyện mình ở lĩnh vực chức năng, ở phong cách, ở cách sống để có thể gần gũi, tác động đến đối tượng từ những trò chơi đa dạng, vừa sức với thanh niên. Chính vì thế, khi trò chơi diễn ra thành công hay thất bại phần lớn lệ thuộc vào tài năng, bản lĩnh khéo léo của người quản trò.

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CÓ VÀ CẦN TRÁNH CỦA NGƯỜI QUẢN TRÒ

1. Điều cần có của người quản trò

1.1 Tính sư phạm: Vì trò chơi cũng là hình thức giáo dục cho nên người quản trò phải biết qua trò chơi mà trang bị cho đối tượng mình điều gì, ngoài ra còn có tính công minh, biết thuyết phục mọi người,… qua từng cử chỉ, hành vi của mình, qua cách mời gọi người chơi.

1.2. Tính phán đoán và quan sát nhanh: Để ứng xử kịp thời các tình huống để trò chơi diễn ra thành công.

1.3. Biết nhiều trò chơi, biết sáng tạo, sáng tác trò chơi.

1.4. Các đặc điểm khác: Có giọng nói to, rõ, nói đủ lời, biết nói ngắn gon, biết nói đùa, nói có duyên,… phải có tính hòa đồng, tự chủ, biết kiên nhẩn, nhanh nhạy, hoạt bát.

1.5. Hoạt động rèn luyện thường xuyên:

- Phải biết tích lũy, sưu tầm các loại trò chơi nhỏ.

- Tự tìm tòi sáng tạo trò chơi mới, thử nghiệm.

- Tập nói chuyện trước tập thể, nhất là nói đùa.

- Học và tích lũy nhiều kiến thức ở mọi lĩnh vực (lịch sử, văn hóa, địa lý..) hỗ trợ lúc chơi.

- Thường xuất hiện trước tập thể, xem tập thể là môi trường tốt để nâng cao nghiệp vụ quản trò của mình.

- Tự rút kinh nghiệm kịp thời qua mỗi trò chơi mà mình đã thực hiện.

2. Điều cần tránh của người quản trò.

- Trò chơi khi chơi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, không nên làm ngược lại điểm đó.

- Phạt trong lúc chơi trò chơi nhỏ là cách nhắc nhở nhau đồng thời qua đó động viên người chơi cố gắng hơn nên hình phạt nhẹ nhàng, tế nhị… tránh trở thành nhục hình cho người chơi sai. Lúc chơi mọi người đều bình đẳng trước luật chơi. Nên tránh hiện tượng thiên vị, hoặc cố tình bắt cho được một người nào đó vì ý định riêng của người quản trò.

- Tránh không chơi những trò chơi nhỏ khi mình không đủ hoặc không vững kiến thức về nội dung đó.

- Tránh xem trò chơi nhỏ chỉ đơn thuần về mặt giải trí vì như thế có khi sẽ dẫn đến phản tác dụng của trò chơi, không lành mạnh, không trí tuệ.

- Tránh mọi hiện tượng chê bai, xem thường các quản trò khác khi họ tổ chức chơi không thành công. Cần có thái độ từ tốn, động viên khuyến kích để họ tổ chức chơi tốt hơn. Luôn đoàn kết hỗ trợ nhau trong hoạt động, đồng thời tích cực phát hiện thêm, bồi dưỡng thêm để ngày càng có nhiều quản trò vì phong trào Đoàn, phong trào thanh niên của chúng ta.

III. BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG

Trong thực tế, để làm một quản trò dễ thương, một quản trò tài giỏi, trước hết bạn phải có tâm hồn cởi mở một ý thức sâu sắc, một bản lĩnh vững vàng và một tài năng đa dạng.

1. Tâm hồn cởi mở: Để dễ dàng đón nhận và đóng góp khả năng của mình với mọi người  cho cuộc vui chung, cho bầu không khí tập thể thêm đậm đà gắn bó.

2. Ý thức sâu sắc: Để biết làm, biết nói sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng để từng chút một nâng cao tính cách giáo dục sâu xa cho tập thể và cá nhân.

3. Bản lĩnh vững vàng: Để biến bao nhanh nhẹn, thành công không kiêu, thất bại không nản và sẵn sàng ra đi nhường bước cho người khác mà không mặc cảm.

4. Tài năng đa dạng: Để không gì mà không thể được tận dụng nhằm biến thành trò chơi. Biết tất cả các lĩnh vực để khai thác, biết ăn nói dõng dạc, cư xử hài hòa, đủ cả sở trường, sở đoản biến thành người kể chuyện, đệm đàn, tập hát, tập múa, người đóng kịch, người chịu trách nhiệm cuối cùng khi có tâm sự mà không còn ai giải quyết.

Người quản trò không là anh hề, một người láu cá, lém mồm, lém miệng và lắm thủ đoạn tài vặt. Người quản trò là người có trình độ, thiện chí, có thể làm chủ cả một tập thể từ ít người đến ngàn người trong thời điểm ngắn hay dài mà kết quả là phần thưởng tinh thần tự người ấy cảm nhận mà thôi.

Quản Trò luôn phải tự học hỏi, tự rèn luyện, thực hiện thường xuyên, luôn trong tư thế sẵn sàng.

5. Rèn luyện giọng nói to, dõng dạc: Trình bày trò chơi, hướng dẫn luật chơi với ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu. Khi làm trọng tài phải công bằng nghiêm trang mà vẫn vui vẽ, khuôn mặt vẫn tươi tỉnh, cởi mở nhìn bao quát toàn bộ. Tránh lộ vẻ nóng nảy, sốt ruột hoặc nản lòng ra bên ngoài. Mệnh lệnh dứt khoát nhưng không nạt nộ, ra lệnh gay gắt.

6. Cử chỉ và dáng điệu gần gủi: Gây thiện cảm, tạo được chú ý, mới  xuất hiện đã làm cho tập thể vui nhộn lên, để tương tác giao kết mọi người với nhau. Làm quản trò hay trọng tài mà dường như ở cùng một phía với người chơi.

7. Bạn sẽ nghỉ gì nếu hay thở hổn hển, nói đứt quảng, sức khỏe và sự dẻo dai về thể lực của bạn sẽ góp phần động viện tập thể trong các cuộc chơi đòi hỏi nhiều thể lực. Sự nhanh nhẹn và tháo vát của họ trong khi xử lý các tình huống trong các kỹ năng hoạt động khác “Vẽ, đàn, hát, chơi thể thao…”.

Có thể khẳng định quản trò là một nghề giáo dục, đặc biệt là đối vói thanh thiếu nhi. Bạn có thể từ việc bắt chước, nhưng sau đó phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi ở bậc thầy, ở bạn bè, nâng thành hệ thống lý luận, trở thành kiến thức của riêng mình rồi đem nó ra phục vụ lại cho mọi người, làm cho mọi người nhận ra một cách khéo léo các giá trị mà trò chơi đem lại.

Xuất hiện thường xuyên ở các cuộc chơi, mang theo quyển sổ tay, cây viết để ghi chép, học trò chơi mới, tích lũy những kinh nghiệm, tự mình chế biến sáng tạo ra trò chơi, để mỗi lần xuất hiện là hứa hẹn một trò chơi lý thú, hấp dẫn, có duyên, có ý nghĩa, đáp ứng tốt nhu cầu. Kết thân và rủ bạn cùng sưu tầm trò chơi, tạo ra một quỹ “tín dụng ngân hàng” trò chơi cho phong phú.

 8. Quản trò thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn:

- Số lượng người chơi:

+ Ít người: đòi hỏi trò chơi có trình độ cao, phải quan sát, suy luận và có sự khéo léo dẻo dai.

+ Trò chơi có đông người  thì càng đơn giản, nhiều động tác tại chổ, di chuyển ít, những trò chơi mang tính bắt chước, làm băng reo.

- Đối tượng người chơi.

+ Những tập thể có đội ngũ, có kỹ luật cần đưa ra trò chơi mới lạ, càng lúc càng khó hơn nhiều thử thách và trắc trở.

+ Những tập thể mới, tập hợp đột xuất nên đưa ra trò chơi đơn giản, bắt chước bài hát ngắn dễ học kèm theo động tác.

+ Nếu có người lớn và trẻ em cùng chơi thì dùng trò chơi dễ hiểu dễ chơi, không cần vận động nhiều, có tính duyên dáng, ý niệm, gây tình cảm, tạo sự hòa đồng trẻ trung như:  đố về danh nhân, đi du khảo tại chổ, hát theo chủ đề…

- Trình độ người chơi:

+ Tập thể chưa quen, cần có trò chơi phá vở sự ngại ngùng nam nữ. Người quản trò thường xuyên khích lệ họ, hướng dẫn trò chơi cặn kẽ. Không nên chơi quá lâu, quá nhiều dễ gây nhàm chán (Trò chơi đoàn kết, đoán tên, gọi tên…)

+ Tập thể quen sinh hoạt trò chơi nâng lên về cường độ hoặc sáng tạo hơn những gì mà họ đã quen thuộc.

- Về bầu không khí tập thể:

+ Cần đánh giá ngay không khí của tập thể lúc chuẩn bị vào cuộc chơi. Họ đang thờ ơ, hay thích thú? Họ đang thụ động hay đang phấn khởi? Để đưa trò chơi cho thích hợp.

+ Nếu tập thể đã ngồi lâu, hội thảo tranh luận căng thẳng, thì trò chơi phải hoạt náo. Nếu họ đang vận động nhiều thì chuyển sang trò chơi lắng đọng đi vào chiều sâu.

Tóm lại: Điều cần lưu ý cho một quản trò.

- Giới thiệu tên trò chơi

- Yêu cầu mục đính trò chơi, đối tượng.

- Số người chơi: tùy theo tình hình, lứa tuổi

- Chuẩn bị dụng cụ: Lo trước, linh hoạt sáng tạo.

- Chuẩn bị địa điểm chơi

- Chỉ dẫn người chơi.

(Lưu ý: Cần phân tích chi tiết để ngăn ngừa sai phạm và hành vi xấu)

IV. KẾT LUẬN

1. Vai trò của người quản trò tốt giống như vai trò của một nhạc trưởng, hiểu rõ mỗi nhịp trong mỗi bản nhạc.

2. Trò chơi có giá trị đích thực của nó, nhiều người quản trò cho rằng chơi cho vui, cho có không khí, cho nên nhiều lúc đã thiếu nghiên cứu, thiếu đầu tư xây dựng một kế hoạch cho tập thể mình. Mỗi ngày trò chơi phải nâng cấp hơn đi vào chiều sâu của tâm hồn, góp phần cải biến tư chất của con người. Chơi đâu chỉ có chơi và nói theo Tú Xương “Nghề chơi cũng lắm công phu”.

3. Tổ chức thực hiện một trò chơi: Đạt hiệu quả giáo dục đảm bảo an toàn, đoàn kết, gây hứng thú thật sự cho người chơi nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp hay giảng bài: Vì thế người cán bộ Đoàn muốn đạt được hiệu quả cao nhất phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết và tâm sinh lý từng lứa tuổi, phải không ngừng học tập, rèn luyện và trau dồi nghệ thuật sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp “Trồng người” cho Tổ quốc.

 

Phần 3: TRÒ CHƠI NHỎ

Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó những người tham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được mọi người thừa nhận. Trong quá trình diễn biến trò chơi nhỏ tính tình người chơi được bộc lộ ra hết như: Bạo dạn, nhút nhát, tự cao, gian lận, nóng nãy, điềm đạm, vị tha… Vì thế, người ta sử dụng trò chơi nhỏ xem đây là một phương tiện giáo dục để phát huy những tính tốt và đồng thời sữa lại những tính xấu.

I. GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI

1. Giá trị hàng đầu của trò chơi nhỏ là giải trí, vì trò chơi nhỏ thường đem đến cho tập thể bầu không khí vui tươi, thoải mái, thân mật sau những giờ học tập, lao động, hội họp căng thẳng hay những buổi sinh nhật, cắm trại, tham quan, du lịch… Ngoài ra thông qua trò chơi nhỏ cũng là dịp để mọi người hiểu biết nhau, từ đó đưa đến sự cảm thông đoàn kết trong tập thể.

2. Giá trị về mặt giáo dục: Trò chơi nhỏ được xem là một phương tiện giáo dục sinh động, vì mục đích của trò chơi là giáo dục những cá nhận cụ thể: Do vậy, người làm công tác giáo dục (quản trò) cần phải xác định được mục đích, ý nghĩa của trò chơi nhỏ, cụ thể khi chơi đem lại hiệu quả giáo dục đối với tập thể tham gia chơi.

3. Một số giá trị khác:

- Phát triển trí thông minh, trí tưởng tượng, óc quan sát nhạy bén, tự chủ, tháo vát, ứng xữ nhanh nhẹn, khéo léo.

- Rèn luyện sức khỏe, tính chịu đựng bền bỉ, phát triển các giác quan khác.

II. PHÂN LOẠI

1. Phân loại theo sự vận động (tức trò chơi nhỏ vận động)

- Trò chơi vận động: Là trò chơi vận động nhiều đến cơ bắp, bắt người chơi phải di chuyển nhiều.

- Trò chơi tĩnh:  Là trò chơi vận dụng nhiều đến trí óc, ít di chuyển.

2. Phân loại trò chơi theo địa điểm

- Trò chơi nhỏ ngoài trời: có thể sử dụng hầu hết các trò chơi. Tuy nhiên phải chú ý sân chơi.

- Trò chơi nhỏ trong phòng (hội trường, trên xe, tàu): Thường sử dụng những trò chơi tĩnh, những trò chơi mà người chơi không phải chạy, nhảy, đổi chổ.

3. Phân loại trò chơi nhỏ theo nội dung giáo dục và rèn luyện năng khiếu: Trò chơi trí tuệ, trò chơi khéo léo, trò chơi rèn luyện tính cách: tự chủ, quyết đoán, trung thực… Mục đích của việc phân loại trò chơi là giúp cho người quản trò

 

 lựa chọn trò chơi nhỏ phù hợp với đối tượng, địa điểm, thể trạng…

III. CẢI BIÊN TRÒ CHƠI VÀ CÁCH SƯU TẦM TRÒ CHƠI NHỎ

1. Trò chơi cải biên và các yếu tố cải biên trò chơi.

- Trò chơi cải biên là gì? Là trò chơi chủ yếu được hình thành từ những trò chơi có trước được them bớt một số yếu tố khác. Thay đổi bổ sung thâm về cách chơi, luật chơi, hình thức chơi… làm cho trò chơi mới lạ, phong phú, hấp dẫn, lý thú.

- Các yếu tố cải biên trò chơi sinh hoạt tập thể

+ Dựa vào các laoị phản xạ: gồm

*, Giữa hành động và trả lời:

Hành động

Lời nói.

Theo nhịp

Bất chợt

+ Dựa vào các cơ quan trong cơ thể:

+ Dựa vào chủ để hay mẫu chuyện nào đó

+ Dựa vào âm thanh, tiếng kêu, cử chỉ, điệu bộ.

+ Dựa vào tính chất đặc điểm của vật dụng chơi

+ Dựa vào đặc điểm thời gian.

Tóm lại: đây là một số gợi ý cơ bản để cải biên  trò chơi. Vì trò chơi rất đa dạng và phong phú nên tùy theo trò chơi có trước mà từ đó sáng tạo thêm.

- Những đặc điểm cải biên trong trò chơi sinh hoạt tập thể

Muốn cải biên được một trò chơi nhỏ, người quản trò phải nắm vững những yêu cầu sau đây:

+ Năm rõ luật và cách sử dụng trò chơi cũ.

+ Trò chơi chưa đủ hấp dẫn, nhưng đối tượng chơi vẫn có nhu cầu chơi trò chơi đó.

+ Luật mới phải rõ ràng, không quá phức tạp so với luật trò chơi cũ.

+Trò chơi cải biên phải phù hợp với đối tượng chỗ chơi, vật dụng chơi và thời gian chơi.

(Còn nữa)

 

 

  • 13/KH-BCĐ

    Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ XXV - năm 2023 (16/01/2023)

  • Số 272-KHPH/TĐTN-PTTN

    Kế hoạch tổ chức tình nguyện mùa Đông 2021, Xuân tình nguyện 2022 (13/01/2022)

  • Dự thảo

    Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 (28/01/2022)

  • 519-BC/TĐTN-TTNTH

    Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 133 về thực hiện CTHĐ quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (06/12/2021)

  • Số 23-CTr/TĐTN-VP

    Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 (20/01/2022)

Đang truy cập: 1295

Hôm nay: 3,425

Tổng lượt truy cập: 746,611

Liên hệ Facebook Đăng nhập