Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khai sinh ra ngành Thể dục thể thao (TDTT) cách mạng Việt Nam, mà còn là người khởi xướng phong trào thể dục quần chúng nước nhà. Những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là những định hướng lớn cho ngành TDTT và cho toàn dân ta. Trong giai đoạn hiện nay, những nội dung cơ bản trong quan điểm của Người về TDTT vẫn luôn mang tính thời sự vì mục tiêu nâng cao sức khỏe toàn dân.
(Ảnh minh họa: baothuathienhue.vn)
1. Khi nhận định: TDTT cũng là một công tác cách mạng, tức là
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt TDTT ngang hàng với các công tác khác như chính
trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa, giáo dục... Bởi, công tác TDTT có nhiệm vụ
nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm nâng cao sức
khỏe cho nhân dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.
Chỉ sau gần 5 tháng
đọc Tuyên ngôn độc lập, trong thế nước đang đứng trước muôn vàn khó khăn, với
bộn bề công việc cấp bách, Hồ Chí Minh, trên cương vị Chủ tịch Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã ký Sắc lệnh số 14-SL ngày 30-1-1946,
thành lập Nha Thể dục Trung ương (thuộc Bộ Thanh niên), và Sắc lệnh số 33-SL
thành lập Nha Thanh niên - Thể dục, thuộc Bộ Quốc gia giáo dục của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử dân tộc Việt Nam kể từ trước
cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cùng ngày, Bác viết bài “Sức khỏe và thể dục”
đăng trên báo Cứu quốc kêu gọi toàn dân tập thể dục, được coi là mốc thời gian
chính thức khai sinh ngành TDTT cách mạng nước nhà.
Với cách viết ngắn
gọn, văn phong bình dị, nội dung bài báo có giá trị định hướng cả trước mắt và
chiến lược lâu dài cho ngành TDTT cũng như toàn dân ta dưới chế độ mới.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công... Mỗi một người dân mạnh khỏe, tức
là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Người khuyên mỗi người dân: “Mỗi ngày lúc
ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập, khí huyết lưu thông, tinh thần
đầy đủ, như vậy là sức khỏe…”. Theo Người, tập TDTT không chỉ có ý nghĩa với
sức khỏe cho cá nhân mà còn có ý nghĩa chính trị, cách mạng. Bởi, chỉ có sức
khỏe mới đem lại cho con người có cuộc sống hạnh phúc, có sức lao động, công
tác, chiến đấu và học tập tốt. Khỏe còn để phục vụ Tổ quốc và phụng sự nhân
dân. Do đó, rèn luyện sức khỏe là yêu nước, là trách nhiệm của người dân yêu
nước. Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Người thể hiện rõ quan điểm: “Mỗi
một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là
cả nước mạnh khỏe. Vậy rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của
một người yêu nước… Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng
tập thể dục... tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân
yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ, ai cũng nên
làm và ai cũng làm được”. Và Người chủ trương: “Chúng ta nên phát triển phong
trào TDTT cho rộng khắp”.
Đặc biệt, Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất coi trọng giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, vì rằng, “Tương lai
của thanh niên tức là tương lai của nước nhà”. Người yêu cầu: “Nhà nước cần
phải chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể
dục”, trong đó, giáo dục thể dục là tiền đề để phát triển các mặt giáo dục
khác”. Người căn dặn thanh niên: “Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ
mạnh thì mới đủ sức tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước
lợi dân”.
Đối với các lực
lượng nông dân, công nhân, cán bộ nghiệp vụ, quản lý, các nhà khoa học, văn
nghệ sỹ..., theo Hồ Chí Minh, đây là nguồn nhân lực đông đảo và đòi hỏi phải có
chất lượng cao, do đó, muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì
cần có sức khoẻ. Muốn giữ sức khoẻ thì nên thường xuyên tập thể dục. Người cũng
chủ trương: Đẩy mạnh phong trào TDTT trong quân đội, làm cho quân đội chúng ta
có thể chất khoẻ, tinh thần khoẻ để làm tròn mọi nhiệm vụ.
Chủ tịch Hồ Chí
Minh, cũng luôn quan tâm đến công tác đối ngoại của TDTT, coi đây phương tiện
quan trọng để giao lưu, đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trong cộng
đồng quốc tế. Cũng như, mọi hoạt động đối ngoại ở trong nước hay quốc tế đều
phải đặt mục tiêu đoàn kết, hữu nghị lên hàng đầu.
Những quan điểm,
chủ trương về TDTT của Hồ Chí Minh đã cổ vũ, động viên toàn dân, toàn quân ta
dấy lên phong trào tập luyện TDTT sâu rộng ngay từ những ngày đầu giành được
chính quyền cách mạng cho đến các giai đoạn kháng chiến, kiến quốc sau này,
nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
2. Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp TDTT của nước nhà. Trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Đảng ta đã có nhiều
chủ trương, hoạch định chính sách quan trọng về TDTT gắn với điều kiện kinh tế
- xã hội cụ thể của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác
định phát triển TDTT là một nội dung quan trọng, trong đó nhấn mạnh: “Đẩy mạnh
hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để
toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển TDTT. Phát triển mạnh thể thao
quần chúng, thể thao nghiệp dư... Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường
học. Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. Đổi mới và
tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ”. Đại hội cũng đặt ra yêu cầu
phải tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước và tăng cường công tác xã hội
hóa quản lý, hoạt động TDTT, nhằm khuyến khích các các tổ chức ngoài công lập
tham gia các hoạt động TDTT, đầu tư kinh doanh cơ sở luyện tập, thi đấu:
“Phân định rõ trách nhiệm cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức
liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho
các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện”. Chủ trương của Đại
hội đã mở ra hướng phát triển mới cho ngành TDTT, từng bước đạt được những
thành tựu quan trọng.
Cụ thể hóa chủ
trương của Đảng, ngày 3-12-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
2198/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, trong đó đặt ra các mục tiêu quan trọng hướng đến xây dựng và
phát triển nền TDTT nước nhà nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng
tuổi thọ của người Việt Nam…
Ngày
1-12-2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo
của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”, tiếp tục khẳng định:
Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, là trách nhiệm của các
cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa
lành mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp
tác quốc tế.
Trên nền tảng phát
triển của TDTT và những thành quả thu được, Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn
mạnh chủ trương: “Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển
của đất nước”, vì thế các cấp, các ngành cân phải “tạo môi trường và điều kiện
để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm
hồn”. Theo đó, Nhà nước phải thường xuyên tăng cường hoàn thiện các văn bản
pháp luật, chính sách về chi ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội để
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT.
Nhờ
đó, trong những năm gần đây, nhiều cơ sở TDTT công lập được củng cố; số lượng
các cơ sở ngoài công lập tăng nhanh với nhiều loại hình mới. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” ngày càng được mở rộng đa dạng về hình
thức, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Hoạt động
TDTT của người cao tuổi, người khuyết tật được quan tâm. Công tác giáo dục thể
chất trong nhà trường có những chuyển biến tích cực cả về hình thức lẫn nội
dung. Thể thao thành tích cao đạt được nhiều kết quả, một số môn đã vươn
tới trình độ châu lục và thế giới. Hợp tác quốc tế về thể thao được tăng
cường, vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao, nhất là ở khu vực Ðông - Nam
Á.
Chỉ tính riêng năm 2019, thể thao Việt Nam
tham dự các giải thể thao quốc tế đã giành được 587 HCV, 428 HCB, 468 HCĐ
(trong đó có 101 HCV, 60 HCB, 48 HCĐ thế giới, 120 HCV, 105 HCB, 108 HCĐ châu
Á; 354 HCV, 258 HCB, 300 HCĐ Đông Nam Á và 12HCV, 6 HCB, 13HCĐ giải quốc tế
khác). Tại SEA Games 30, Đoàn Thể thao Việt Nam giành 98 HCV, 85 HCB, 105 HCĐ
, xếp vị trí thứ thứ 2/11 quốc gia tham dự, trong đó đội tuyển Bóng đá U22
nam lần đầu tiên trong lịch sử đoạt chức vô địch, đội tuyển bóng đá nữ lần
thứ 6 vô địch. Tại Đại hội Thể thao Bãi biển thế giới lần thứ 1, đội tuyển
bóng ném bãi biển nữ quốc gia xếp vị trí thứ 4./. |
Bên cạnh những kết
quả đạt được cũng còn những hạn chế cơ bản, đó là: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy đảng, chính quyền đối với công tác TDTT ở một số địa phương và ngành chưa
đầy đủ, thiếu cụ thể và thường xuyên. Phong trào TDTT, nhất là ở nông thôn,
miền núi và các khu công nghiệp chưa thực chất. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
thể thao trường học, khu dân cư còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ nhu cầu giáo
dục thể chất và tập luyện thể dục thể thao của nhân dân. Lực lượng cộng tác
viên, hướng dẫn viên TDTT cơ sở còn thiếu, mỏng. Hệ thống tổ chức ngành TDTT
chưa ổn định, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học, công nghệ chưa đáp
ứng yêu cầu. Các nguồn lực đầu tư cho TDTT còn hạn chế.
3. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trên cơ sở vận dụng
đúng đắn, sâu sắc những nội dung quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra, cần
quan tâm tới những giải pháp chủ yếu sau:
Thứ
nhất, tiếp
tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với
công tác TDTT. Cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020”, với tinh thần cụ thể,
sáng tạo và quyết tâm cao hơn nữa.
Phát triển phong
trào “Toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” theo hướng tăng cường năng lực tổ chức hoạt động TDTT của gia
đình, cộng đồng gắn với việc tổ chức các hoạt động văn hóa và du lịch nhằm phát
triển các môn thể thao truyền thống, dân tộc, đồng thời hướng dẫn về chuyên môn
và huy động các nguồn lực để nhân dân rèn luyện TDTT.
Thứ hai, đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, nhất là
năng lực triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch TDTT. Đẩy mạnh cải cách
hành chính và phân cấp quản lý TDTT. Phát triển các tổ chức xã hội và mở rộng
giao lưu, hợp tác quốc tế trên cơ sở bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển
sự nghiệp TDTT.
Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động
thể thao trong trường học - bộ phận quan trọng của phong trào TDTT. Thực
hiện “Ðề án tổng thể phát
triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên,
bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của
học sinh, sinh viên, góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Đổi mới
chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn với giáo dục tri thức, đạo
đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh
viên. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên,
hướng dẫn viên thể dục cho trường học.
Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động TDTT quần chúng thông qua
phong trào “Toàn dân rèn luyện thân
thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; gắn việc chỉ đạo phát triển phong trào TDTT với cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” và chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu đô thị văn
minh. Phát triển phong trào TDTT người cao tuổi, người khuyết tật và người lao
động tại các khu công nghiệp. Bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động TDTT. Chú trọng phát triển
TDTT trong lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách
mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng thể thao, chú trọng đội
ngũ kế cận có chất lượng. Củng cố và phát triển các trường, lớp năng khiếu ở
các tỉnh, thành phố. Mở rộng quy mô và hiện đại hóa các trung tâm huấn luyện
thể thao quốc gia. Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng
chuyên nghiệp. Ưu tiên đầu tư của Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hỗ
trợ cho các cơ sở đào tạo vận động viên các môn thể thao, nhất là những môn
trọng điểm. Đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong TDTT. Sửa
chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Trung tâm huấn luyện thể
thao quốc gia phục vụ cho các đội tuyển. Đồng thời, chú trọng công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng và học tập văn hoá cho các vận động viên thể thao tại các
Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giáo
viên, huấn luyện viên, cán bộ quản lý có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu
phát triển sự nghiệp TDTT. Xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ có phẩm chất và
năng lực để lãnh đạo, quản lý công tác TDTT. Tăng cường hợp tác quốc tế trong
đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội và tư
nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, vận động viên TDTT. Tăng cường phối
hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác thông tin tuyên truyền
đưa tin các hoạt động TDTT; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tạo
sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối
với công tác TDTT./.
TS. Vũ Hồng Huy
Ban Tuyên giáo Trung ương
(Theo Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương)
Đang truy cập: 179
Hôm nay: 1,631
Tổng lượt truy cập: 1,104,471