Phương pháp
dân vận Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định để củng cố vững chắc niềm tin của
nhân dân các dân tộc đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Việt Nam và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân ta, góp phần chăm lo
ngày càng đầy đủ đời sống, quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân.
Bác Hồ về thăm
bà con Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) tháng 2/1961
Dân vận vừa là
mục tiêu của cách mạng, vừa là phương pháp vận động cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt
Ngày
15/10/1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go,
quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo “Dân vận” đăng trên Báo Sự
thật, số 120 - Tác phẩm được coi là “Cương lĩnh” về công tác dân vận của Đảng,
nêu lên nhiệm vụ cực kỳ trọng yếu của cả hệ thống chính trị là công tác dân vận
và chỉ rõ, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều do dân vận khéo mà có:“Dân
vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót người dân
nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những
công việc Chính phủ và đoàn thể giao cho”.
Khắc sâu lời
dạy của Bác Hồ, quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng ta đã lấy lợi ích của nhân
dân, của dân tộc làm mục đích phấn đấu. Với tư cách là tổ chức chính trị, Ðảng
ta đã vươn lên, xây dựng và rèn luyện đội ngũ, tổ chức và hoạt động thật sự
tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân, tổ chức và lãnh đạo nhân dân,
được nhân dân tin cậy, nuôi dưỡng, chở che, cùng toàn dân vượt qua mọi khó khăn
thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành chính quyền về tay nhân dân,
xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, tất cả đều vì hạnh phúc của nhân dân. Ðúng
như Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết trong tác phẩm Dân vận: những thành công của
cách mạng là do dân vận khéo mà đạt được. Ðảng ta đã biết vận động tất cả lực
lượng của mỗi người dân, không để sót một người dân nào, gộp thành lực lượng
toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, tạo nên sức mạnh đoàn kết của
toàn dân. Và, tại Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ III, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp
tục khẳng định: Thành công của Ðảng ta là ở nơi Ðảng đã tổ chức và phát huy lực
lượng cách mạng vô tận của nhân dân.
Không những
chỉ ra nội dung, nhiệm vụ mà Người còn chỉ rõ biện pháp thực hiện công tác dân
vận. Đảng Cộng sản Việt
Phương pháp
dân vận Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định để củng cố vững chắc niềm tin của
nhân dân các dân tộc đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Việt Nam và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân ta, góp phần chăm lo
ngày càng đầy đủ đời sống, quyền lợi và hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng Hồ
Chí Minh đã được chuyển hóa thành đường lối cách mạng của Đảng ta, theo đó,
tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân luôn là một chủ trương chiến
lược và một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Học tập và làm
theo những điều Bác Hồ dạy trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta đã làm tốt
công tác dân vận, đưa đất nước ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách giành từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đại hội XII của Đảng đã đề ra 10 nhiệm vụ
trọng tâm về xây dựng Đảng, trong đó có nhiệm vụ tiếp tục đổi mới, nâng cao
hiệu quả công tác dân vận, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối
quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Trước yêu cầu ngày càng cao của công
tác dân vận trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi mỗi cán bộ trong hệ thống chính
trị nói chung, mỗi cán bộ dân vận nói riêng, phải nắm vững và vận dụng nhuần
nhuyễn phương pháp dân vận Hồ Chí Minh; để nâng cao năng lực công tác, đề xuất
những chủ trương, giải pháp và chỉ đạo tổ chức thực hiện, giải quyết có hiệu
quả nhất những nhiệm vụ đặt ra.
Ngày
27/5/2016, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính
trị, Ban Bí thư về công tác dân vận, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nêu rõ: “Xóa bỏ nhận thức sai lầm cho rằng công tác vận động nhân dân chỉ là
biện pháp tổ chức, động viên nhân dân thực hiện chính sách của Đảng. Đối với
những chủ trương có quan hệ trực tiếp tới đời sống nhân dân, cấp ủy cần lắng
nghe ý kiến nhân dân trước khi quyết định. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, giám sát” phải trở thành khẩu hiệu hành động, thành phương châm công
tác vận động nhân dân. Phải thực hiện đúng nguyên tắc: Chính sách của Đảng phải
xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và trình độ của nhân dân. Ngay cả trường hợp
chính sách đúng rồi mà dân chưa hiểu, chưa đồng tình thì phải ra sức tuyên
truyền, giải thích cho dân, biết chờ đợi dân; kịp thời điều chỉnh chính sách
cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Mặt khác, các cấp ủy, các cơ quan chính
quyền có biện pháp tích cực giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, có ý thức và thái độ đúng đắn với nhân dân,
yêu thương, gần gũi, tôn trọng, lắng nghe nhân dân; có chương trình, kế hoạch tiếp
dân, giải quyết tốt các đơn, thư khiếu tố, các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng
của dân; trừng trị nghiêm minh, thích đáng những hiện tượng trù dập, ức hiếp
quần chúng”.
Tiếp tục đưa
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời,
thực hiện tốt phương pháp dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần thực hiện
đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, phổ
biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách rộng
rãi trong Đảng và nhân dân, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, đảng viên
và nhân dân cả nước, nghe dân nói và nói cho dân hiểu, gương mẫu và làm cho dân
tin, tạo được sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân các dân tộc, tập hợp và
phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, công
tác dân vận của Đảng và những người làm công tác dân vận phải luôn
kết hợp chặt chẽ ba biện pháp giáo dục thuyết phục, nâng cao đời sống kinh tế
nhân dân và thực hiện hành chính công khai, minh bạch trong công tác vận
động nhân dân.
Ba là, tôn
trọng tín ngưỡng, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, nắm rõ đặc điểm tình
hình chung và những khác biệt cụ thể của từng vùng, từng dân tộc về mọi mặt để
định ra những chủ trương, kế hoạch thích hợp mà thực hiện; báo cáo, xin chỉ thị
cấp trên đối với các vấn đề quan trọng, chống thái độ và cách làm giản đơn hoặc
rập khuôn máy móc.
Bốn là, công tác tuyên truyền, thuyết phục phải có tình, có lý, đúng luật pháp, thực hiện tự phê bình, có thái độ cầu thị và đối thoại trong tiếp xúc với cán bộ và đồng bào các dân tộc; phòng và chống tư tưởng “dân tộc lớn”; phòng và chống tư tưởng “dân tộc hẹp hòi”, khắc phục sự tự ti và mặc cảm dân tộc. Cần có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng bộ, kiên trì, kiên quyết, triệt để trong vận động đồng bào các dân tộc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để gây dựng sự tin tưởng cho đồng bào.
Đang truy cập: 123
Hôm nay: 1,563
Tổng lượt truy cập: 1,134,518