Vốn đam mê công việc làm nông nên sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng, anh Phan Tại Long (sinh năm 1991) trú tại Khóm 4, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa đã chuyển sang làm nông nghiệp. Nhận thấy vùng núi Hướng Hóa có chất đất và khí hậu khá lý tưởng cho việc trồng các loại cây thường trồng ở Đà Lạt, anh Long dần dần học hỏi để xây dựng mô hình nông nghiệp chất lượng cao với tên trang trại là Ruby Farm, mô hình được xây dựng tại thôn Hòa Hiệp, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa.

Cuối năm 2020, với sự hỗ trợ, định hướng của người chú ruột hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội, anh Long đã tìm hiểu, học hỏi và tham gia các lớp tập huấn về trồng dâu tây và nho tại các tỉnh phía Bắc. Sau đó, anh bắt đầu xuống giống hơn 5.000 cây dâu tây Hana Mộc Châu và 420 cây nho không hạt Hạ Đen trên diện tích 2.000m2, thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng gần 2 tạ. Cuối năm 2021, sản lượng nho cho thu hoạch 4 tạ. Với giá bán 250.000 đồng/kg dâu tây và 180.000 đồng/kg nho không hạt Hạ Đen, vụ đầu tiên, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu về hơn 90 triệu đồng.
         Phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa Tỉnh Đoàn và Sở KHCN, từ tháng 04/2022, BTV Tỉnh Đoàn phối hợp Sở KHCN tổ chức hoạt động khảo sát, tư vấn ứng dụng công nghệ mới tại Trang trại Ruby Farm. Đến nay, thực hiện theo Đề án "Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị" và Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026, mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí ứng dụng công nghệ tưới phun sương kết hợp bón phân theo công nghệ Israel. Với công thức này, trang trại của anh Long được ứng dụng công nghệ tưới nước và bón phân qua đường ống theo công nghệ Israel giúp cho việc sử dụng nguồn nước hiệu quả và hợp lý, hạn chế sự bốc hơi, rửa trôi của phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Theo đó, phân sẽ được hòa tan trong bồn chứa kết nối với đường ống. Sau đó, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước để phân theo nước đến từng gốc cây. Khi vận hành máy bơm, dưới lực đẩy của máy bơm từ giếng, dung dịch phân từ bồn chứa được hòa với nước từ máy bơm lên đường ống rồi đến bộ lọc. Sau đó, được phân phối đều trong hệ thống và tưới từng cây trong vườn. Nhờ đó, giúp bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, để giống dâu tây Hana Mộc Châu và nho không hạt Hạ Đen phát triển tốt, ngay từ khi bắt tay vào làm, anh Long đã xác định lựa chọn hướng sản xuất bền vững, đó là sử dụng chế phẩm hữu cơ sinh học trong canh tác; kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt, anh Long cùng những người chăm sóc vườn phải thường xuyên cắt tỉa cành, theo dõi sâu bệnh. Cùng với đó, để đảm bảo an toàn đến tận tay người tiêu dùng, vườn tuyệt đối không dùng phân bón hóa học, thay vào đó, trang trại tận dụng phân có nguồn gốc từ bã cà phê, vỏ cam quýt, bổ sung thêm các loại như chuối ngâm, phân chuồng, tro trấu… tất cả được trộn, ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây. Tuy mất nhiều thời gian, công sức nhưng cách làm này vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm một phần chi phí.

Qua trồng thử nghiệm, nhận thấy giống cây dâu tây Hana Mộc Châu rất phù hợp với chất đất, khí hậu tại địa phương, thời gian tới, cùng với sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của Tỉnh Đoàn, Sở KHCN, trang trại Ruby Farm sẽ tiếp tục mở rộng diện tích để trồng loại cây này, đồng thời sẽ lựa chọn trồng thêm một số giống dâu khác để tạo sản phẩm thu hoạch quanh năm cho trang trại. Ngoài ra, trong năm 2023, trang trại hướng đến mở điểm du lịch, để mọi người có thể đến tận vườn tham quan, trải nghiệm. Dù mới thành công từ trồng thử nghiệm nhưng với ý tưởng mới mẻ trong khởi nghiệp, trang trại Ruby Farm của anh Long đã được nhiều người biết đến. Không chỉ thích thú với chất lượng sản phẩm, vườn dâu và nho của anh Long còn thu hút nhiều khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm. Đồng thời tăng năng suất và chất lượng trái. Đồng thời, phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm 80 triệu đồng từ ngân sách địa phương.

        Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thông qua việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến kết hợp công nghệ bón phân Israel giúp cho trang trại tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước, cải thiện thu nhập, ứng phó với hạn hán và biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Từ đó, tạo tiền đề, cơ sở thực tiễn quan trọng để hoạch định chính sách, khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng đất dốc, đất cát, đất sa mạc hóa, đất suy thoái trong thời gian tới.







Phương Trinh

  • 13/KH-BCĐ

    Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ XXV - năm 2023 (16/01/2023)

  • Số 272-KHPH/TĐTN-PTTN

    Kế hoạch tổ chức tình nguyện mùa Đông 2021, Xuân tình nguyện 2022 (13/01/2022)

  • Dự thảo

    Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 (28/01/2022)

  • 519-BC/TĐTN-TTNTH

    Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 133 về thực hiện CTHĐ quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (06/12/2021)

  • Số 23-CTr/TĐTN-VP

    Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 (20/01/2022)

Đang truy cập: 1078

Hôm nay: 1,457

Tổng lượt truy cập: 896,174

Liên hệ Facebook Đăng nhập