Ngày 29/8/2022, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức hoạt động thăm và hỗ trợ chuyển giao KHCN cho mô hình “Trang trại dê Boer sinh sản” của đoàn viên Nguyễn Văn Chương (1996) tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ. Tham dự hoạt động có đồng chí Trần Thị Như Quỳnh - UVBTV, Trưởng Ban Phong trào thanh niên Tỉnh Đoàn, Phó chủ tịch TT Hội LHTN Việt Nam tỉnh; đồng chí Lê Thị Thái Nga - Trưởng Phòng Quản lý công nghệ và Sở hữu trí tuệ (Sở KHCN); đồng chí Nguyễn Sơn - UVBTV Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ chăn nuôi Bình Minh cùng các đồng chí trong đoàn công tác.

       Tại chương trình, Ban Tổ chức đã hỗ trợ hệ thống công nghệ đảm bảo quy trình
“4 tự” (tự làm mát - tự sưởi ấm - tự động thức ăn - tự xử lý chất thải) trong chăn nuôi dê, bao gồm: 01 hệ thống thông gió, 01 kỹ thuật tự động chuyền thức ăn và 01 quy trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Tổng trị giá hoạt động 35 triệu đồng. Cũng trong chương trình, các chuyên gia Sở Khoa học và Công nghệ đã tư vấn về phương pháp ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình chăn nuôi dê thay thế cách chăn nuôi truyền thống nhằm giảm thiểu sức lao động không cần thiết trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn sinh học, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đại diện Hội Doanh nhân trẻ cũng đã tư vấn, cam kết hỗ trợ hợp tác kết nối thị trường, tạo chuỗi liên kết trong trong sản xuất và tiêu thụ cho mô hình Trang trại dê Boer của anh Chương.

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện vai trò của tổ chức Đoàn trong đồng hành, hỗ trợ thanh niên phát triển mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, qua đó, cổ vũ các chủ mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong khởi nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chăn nuôi theo hướng công nghệ cao còn góp phần quan trong trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường và cung ứng cho thị trường sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.   

  Trang trại dê Boer sinh sản của anh Nguyễn Văn Chương là mô hình khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương, có nhiều triển vọng kinh tế. Thay vì sử dụng phương pháp chăn nuôi dê theo hình thức cũ là chăn thả, anh Chương đã xây dựng thành công mô hình nuôi dê Boer nhốt chuồng. Trang trại được xây dựng kiên cố, có mái che, thoáng, 2 dãy chuồng nuôi 200 con dê bố mẹ và dê thịt được bố trí 2 bên, giữa là lối đi. Thức ăn chủ yếu là các loại rau, lá cây và phụ phẩm như chuối cây, cám bắp, thân và lá bắp…Ngoài thành phần chính là thức ăn xanh, anh Chương còn cho dê ăn thức ăn công nghiệp để dê nhanh lớn. Phân dê dùng để ủ phân bón hữu cơ bón cho rau, cho cây, tạo thêm nguồn thức ăn xanh cho dê. Chuồng dê được thiết kế thoáng mát. Sàn nuôi dê cách mặt đất 1 mét để đảm bảo sạch sẽ. Đến nay, anh Chương luôn nuôi thường xuyên 200 con dê sinh sản và dê thịt. Mỗi năm anh Chương bán ra thị trường khoảng 4 tấn dê thịt, lãi bình quân khoảng 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, thu hút nhiều thanh niên trong tỉnh đến tham quan, học hỏi kinh nghiệp.

Phương Anh

  • 13/KH-BCĐ

    Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ XXV - năm 2023 (16/01/2023)

  • Số 272-KHPH/TĐTN-PTTN

    Kế hoạch tổ chức tình nguyện mùa Đông 2021, Xuân tình nguyện 2022 (13/01/2022)

  • Dự thảo

    Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 (28/01/2022)

  • 519-BC/TĐTN-TTNTH

    Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 133 về thực hiện CTHĐ quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (06/12/2021)

  • Số 23-CTr/TĐTN-VP

    Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 (20/01/2022)

Đang truy cập: 159

Hôm nay: 1,317

Tổng lượt truy cập: 757,093

Liên hệ Facebook Đăng nhập