Ba năm qua, những ngày cuối tuần không kể mưa hay nắng, hai nữ sinh Phan Thị Phương và Nguyễn Thị Thúy, sinh viên năm ba Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn miệt mài lên lớp giảng dạy, truyền kiến thức. Điều đáng quý ở chỗ học trò là những em nghèo ở thôn Đoài, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.

Nguyễn Thị Thúy sinh ra trong gia đình khó khăn, một mình mẹ tần tảo nuôi 10 miệng ăn. Sớm thấy được cảnh vất vả của mẹ, Thúy cố gắng học hành với ước mơ trở thành bác sĩ. Lên cấp ba, khi bạn bè được bố mẹ tìm thầy cô giỏi để ôn luyện riêng Thúy chỉ có bộ sách giáo khoa và ít tài liệu tham khảo được anh chị khóa trước cho.
Sau khi ổn định cuộc sống tại môi trường mới, Thúy tâm sự với mẹ cuối tuần sẽ dành toàn bộ thời gian sau khi ổn định tại trường mới để dạy học tại nhà văn hóa. Thấm thoát, ba năm đồng hành cùng lớp, Thúy nắm khá rõ năng lực của mỗi thành viên. Vì thế, song song với dạy học, nữ sinh tổ chức một số hoạt động hướng nghiệp nhằm trao đổi, định hướng nghề nghiệp. Đối với mỗi giai đoạn học Thúy có phương pháp tiếp cận khác nhau, từ đó định hướng mục tiêu cho các em rõ ràng hơn.
Thế rồi, trong một lần về quê Thúy chơi, thấy được sự hăng say của Thúy khi giảng bài, Phương nảy ra ý tưởng hỗ trợ học sinh nơi đây. Mới đứng lớp, Phương dạy cho các em học sinh lớp 9. Phương kể: “Vì không có nghiệp vụ sư phạm nên em phải nghiên cứu, lập kế hoạch giảng dạy từng giai đoạn, lâu dần cũng bắt nhịp được”.
Là một trong những người đầu tiên tham gia vận động học sinh đến nhà văn hóa học, bác sĩ Phạm Quang Khải, Bệnh viện E (TP Hà Nội) cho biết: “Mùa hè năm thứ 4, sau khi nghe thầy giáo Trường ĐH Y Hà Nội chia sẻ về mong muốn mở một lớp học miễn phí ở thôn Đoài (quê thầy) nhằm khuyến khích phong trào học trong dân làng nhưng thiếu người dạy. Thấy việc làm ý nghĩa, tôi đã cùng thầy tham gia mở lớp dạy”.
Giai đoạn đầu, để học sinh đến lớp, bác sĩ Khải cùng bác cao tuổi trong thôn và cô giáo dạy Ngữ văn đi vận động từng nhà cho con đi học. Buổi đầu tiên có 6 học sinh đến học, vài tháng sau, khi tiếng lành đồn xa, số học sinh ngày càng nhiều.
Theo: Báo Giáo dục và Thời đại
  • 13/KH-BCĐ

    Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Tin học trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ XXV - năm 2023 (16/01/2023)

  • Số 272-KHPH/TĐTN-PTTN

    Kế hoạch tổ chức tình nguyện mùa Đông 2021, Xuân tình nguyện 2022 (13/01/2022)

  • Dự thảo

    Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027 (28/01/2022)

  • 519-BC/TĐTN-TTNTH

    Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch 133 về thực hiện CTHĐ quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 (06/12/2021)

  • Số 23-CTr/TĐTN-VP

    Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 (20/01/2022)

Đang truy cập: 400

Hôm nay: 989

Tổng lượt truy cập: 761,098

Liên hệ Facebook Đăng nhập