...Trước hết
cho phép tôi thay mặt các anh chị là cựu cán bộ Đoàn, xin cám ơn Ban Thường
vụ Tỉnh đoàn đã cho chúng tôi về dự buổi họp mặt nhân kỷ niệm 85
năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hôm nay.
Kính thưa quý vị !
Tối 19.3 chúng ta đã được xem, đươc nghe chương trình sinh hoạt truyền thống “ Viết tiếp sử xanh” và tuyên dương Bí thư chi đoàn xuất sắc. Có thể nói: Chương trình khá hay, thu hút được sự quan tâm của mọi người; bởi vì, dù vẫn là sinh hoạt truyền thống, nhưng có cái tên rất mới – “Viết tiếp sử xanh”, mà thanh niên thì luôn đòi hỏi cái mới, cái sáng tạo. Việc tuyên dương 85 Bí thư chi đoàn xuất sắc cũng vậy, dù không phải là mới nhưng đã biết tổ chức một cách khoa học, không phải là một báo cáo dài dòng như ngày xưa, mà cần lên bục danh dự nhận một giấy chứng nhận, một bó hoa và một chiếc cúp lưu niệm, thế là đủ.
Nhân dịp này, chúng tôi xin chúc mừng Đoàn thanh niên tỉnh ta đã cùng với Đoàn thanh niên cả nước đã viết một chương sử dài, nhất là chương thanh niên trong hai cuộc kháng chiến trường chinh của dân tộc, đang viết và sẽ “Viết tiếp sử xanh” một cách sáng tạo hơn. Xin kính chúc các đại biểu, chúc các đồng chí cựu cán bộ Đoàn qua các thời kỳ cùng toàn thể các đồng chí lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.
Kính thưa quý vị!
Phát huy những trang sử hào hùng của thanh niên trong cách mạng dân tộc. trong xây dựng, thanh niên Quảng Trị với các phong trào:" Ba xung kích làm chủ tập thể", phong trào "Tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc", nhất là phong trào tình nguyện đi bảo vệ biên giới phía bắc chống Trung Quốc xâm lược, rồi phong trào "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" và nhiều phong trào khác đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong mỗi một cựu cán bộ đoàn chúng ta. Hôm nay Ban thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức cho chúng ta gặp nhau, cứ mỗi lần gặp nhau là mỗi lần “Ôn cổ” với bao chuyện vui buồn, sướng khổ, để sống lại một thời - thời làm công tác thanh niên. Khổng Tử nói “Khả dĩ vi sư hỷ” dịch nghĩa “ Ôn cổ để tri tân”, “Ôn cổ” không phải để so sánh, lại càng không phải để lấy cái ngày hôm qua mà áp đặt cho ngày hôm nay, mà để nói với ngày hôm nay và để đoán biết tương lai, vì nhiệm vụ ở mỗi giai đoạn cách mạng có sự khác nhau, đến cả việc làm đường của làng, làm kênh thủy lợi của Hợp tác xã cũng “dự án” và có nhà thầu làm “dự án” thì làm sao để có công trình TNCS; Hơn nữa lao động và cuộc sống cũng đã khác, là lao động cá thể, không phải lao động của Hợp tác xã nên không thể có điều kiện để tổ chức phong trào thi đua sôi nổi, rầm rộ như trước; Còn nhu cầu cuộc sống của thanh niên thì cũng giống như nhu cầu cuộc sống của bao tầng lớp người dân khác, nên không thể đòi hỏi thanh niên phải “hy sinh” như trước. Chúng ta chỉ yêu cầu thanh niên phải biết cống hiến, phải biết tự hỏi “Ta đã làm gì cho tổ quốc” mà đừng hỏi” Tổ quốc đã làm gì cho ta”. Tuy nhiên cách cống hiến cũng khác so với trước. Học giỏi cũng là sự cống hiến, một sản phẩm được sáng tạo, một loại hình kinh doanh hiệu quả là một sự cống hiến, tạo ra việc làm cho người lao động, tạo ra nguồn thuế nộp cho ngân sách hay đi làm thanh niên tình nguyện cũng là sự cống hiến…
Ta biết, bản chất thanh niên là luôn có khát vọng vươn lên để khẳng định mình, nên Đoàn có vai trò tạo nguồn cảm hứng cho thanh niên, tiếp lửa cho thanh niên, tạo cho thanh niên có “sân chơi” thú vị để khẳng định và tỏa sáng qua nhiều hình thức khác nhau như các giải thưởng khác nhau nhằm tôn vinh thanh niên trên tất cả các lĩnh vực…nhất là lĩnh vực lao động sáng tạo, và đó chính là phong trào thi đua ngày nay, nó khác với phong trào thi đua ngày xưa, tức là thi đua bằng trí tuệ, bằng chất xám thay cho thi đua bằng lao động cơ bắp. Mấy suy nghĩ của tôi nói ở trên không ngoài mục đích là để chúng ta đánh giá đúng vai trò của Đoàn và thanh niên trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, cũng để giải thích cho những so sánh khập khiểng.
Kính thưa quý vị!
Người ta hay
nói “Cán bộ nào phong trào đấy”, ý nói về vai trò quan trọng của
cán bộ. Nhưng ngược lại nhiều cán bộ đã trưởng thành từ phong trào:
Từ phong trào mà ra, qua phong trào mà có. Bởi vì Đoàn chính là môi
trường rèn luyện tốt nhất, thử thách nhất trên tất cả các lĩnh vực,
nên cán bộ Đoàn thường phát triển khá toàn diện và cung cấp khá
nhiều cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng, việc có đến 4
đồng chí nguyên là cán bộ chuyên trách của Đoàn tham gia Thường vụ Tỉnh
ủy tỉnh ta khóa này là một minh chứng hùng hồn cho luận điểm đó.
Tuy nhiên lãnh đạo các cấp không phải ai cũng nhìn nhận như vậy, họ
thường hay nói “cán bộ phong trào”, ý nói cán bộ chung chung, không
sâu, không có năng lực quản lý. Tôi nhớ, hồi đầu năm 1990, khi tôi được
điều qua làm Tổng giám đốc Liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Quảng Trị,
Bộ Ngoại thương lúc ấy có người nói “ tỉnh điều ông Thăng qua để làm
phong trào”, cũng vì tính tự trọng của người cán bộ Đoàn và cũng
nhờ có ít kinh nghiệm của thời kỳ “Đoàn thanh niên tham gia làm kinh
tế” nên tôi không những đã vượt qua mà đã thành công. Không chỉ tôi mà
rất nhiều, rất nhiều đồng chí khi hết tuổi Đoàn chuyển sang công tác ở
các lĩnh vực khác nhau đều phát huy rất tốt, vì đã có một phẩm
chất, đó là phẩm chất cán bộ Đoàn...
Đang truy cập: 313
Hôm nay: 914
Tổng lượt truy cập: 1,246,189